nav-menu
logo nhat tien tuu
benh-a-z
Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Bầu ăn măng được không?

Bầu ăn măng được không?

Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết:
5/5 - (16 bình chọn)
5/5 - (16 bình chọn)

Bà bầu ăn măng được không? Là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Những thông tin ở bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể cho vấn đề này nhé!

Bà bầu ăn măng được không?

Thực tế, đến nay có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra để giải đáp cho thắc mắc bầu ăn măng có được không? Một số trường hợp cho rằng, giai đoạn mang thai mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng ốm nghén, thèm ăn một cách bất thường.

Bầu ăn măng được không

Do đó, “ăn gì, bổ đó” nên nếu thèm măng bạn vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng, thành phần trong măng có rất nhiều độc tố, nên mẹ bầu không nên ăn măng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Vậy các chuyên gia nói gì về vấn đề này? Chúng tôi có cuộc trao đổi với Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản cấp I –  Phạm Thị Minh Trang và được bác sĩ cho biết:

Là một loại thự phẩm quen thuộc trong cuộc sống, tuy măng có những thành phần độc tố nhất định, nhưng cũng không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng mà chúng mang lại.

Theo nhiều nghiên cứu, măng có chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, ít béo và đường… Nên phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn măng.

Tuy nhiên, không được vượt quá giới hạn cho phép. Dù là măng tươi hay khô thì mẹ bầu cũng chỉ nên dùng từ 1 – 2 lần/tháng, mỗi lần không quá 200 gram.

Bởi dù thèm đến đâu, nếu bà bầu ăn với mức độ quá nhiều, thì lượng lớn chất cyanide. Dưới tác dụng của các enzyme tiêu hóa, sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) có thể gây ngộ độc cho chị em.

Lúc này, cơ thể bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp… Chính vì vậy, nếu thắc mắc bà bầu ăn măng được không? thì câu trả lời là thai phụ nên hạn chế ăn măng khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bà bầu ăn măng ngâm được không?

Như bạn đã biết, từ nguyên liệu măng tươi, chúng ta có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon khác nhau. Trong đó bao gồm cả măng ngâm hay còn gọi là măng chua, măng ớt.

Bà bầu ăn măng ngâm được không

Tuy nhiên, theo chuyên gia cho biết, các loại măng đã ngâm lên men, ngâm lâu sẽ không hề mang lại giá trị dinh dưỡng cho bà bầu.

Việc mẹ bầu tự ý sử dụng măng ngâm ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, có thể gây đau bụng, ngộ độc… Sự ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi là rất lớn. Thậm chí có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc gây sảy thai, sinh non…

Thai phụ ăn măng đắng có sao không?

Măng đắng có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, đối với sức khỏe của mẹ bầu thì các bác sĩ cho rằng bạn nên hạn chế ăn măng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Thai phụ ăn măng đắng có sao không

Nếu thèm ăn măng đắng, mẹ bầu có thể ăn một lượng nhỏ chỉ khoảng 100g/bữa, và không được quá 2 lần/tháng.

Bà bầu ăn măng tây rất tốt đúng hay sai?

Khác với các loại măng đắng, măng tre… măng tây được biết đến là thực phẩm có chứa rất nhiều dưỡng chất, giàu vitamin A, C, E, B6; canxi, magie, phốt pho; acid folic, kali, inulin…

Bà bầu ăn măng tây rất tốt đúng hay sai

Chình vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng măng tây chế biến thành nhiều món ngon hàng ngày. Tuy nhiên, bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng đa dạng, không nên ăn bất cứ một thực phẩm nào quá nhiều trong cùng một thời điểm.

Mẹ bầu ăn măng cần lưu ý những gì?

Sau khi đã giải đáp được thắc mắc, mẹ bầu ăn măng được không? Các bác sĩ chuyên khoa đưa ra lời khuyên cũng như một vài lưu ý quan trọng giúp mẹ bầu yên tâm hơn nếu muốn thưởng thức các món từ măng:

Mẹ bầu ăn măng cần lưu ý những gì

  • Bà bầu không nên ăn măng trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Khi chế biến măng, bạn nên ngâm nước muối, rửa sạch và luộc kỹ qua nhiều nước để giảm độc tố cyanide có trong măng. Trong quá trình luộc măng nên mở nắp vung và thay nước 3-4 lần.
  • Bà bầu chỉ nên ăn 1 – 2 bữa măng trong 1 tháng, mỗi lần chỉ khoảng 100g – 150gr măng là đủ.
  • Nếu trong thai kỳ, bạn có tiền sử mắc bệnh thiếu máu, tốt nhất không nên ăn măng vì có thể sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Mẹo giúp mẹ bầu chọn măng an toàn?

Dù không khuyến khích mẹ bầu ăn măng trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn quá thèm món ăn này. Hãy lưu ý đến cách chọn măng dưới đây, để đảm bảo an toàn nhé:

Mẹo giúp mẹ bầu chọn măng an toàn

  • Quan sát vào màu sắc: Nhận biết măng ngâm hóa chất dễ dàng, nếu chúng có màu trắng toát hoặc hơi ngả vàng, còn măng ngâm muối thường xỉn và có màu hơi thâm.
  • Quan sát vào mùi vị: Măng ngâm hóa chất thường có mùi khó chịu và hăng xộc lên mũi do ngâm trong lưu huỳnh. Còn măng thường sẽ có mùi thơm rất đặc trưng và riêng biệt, không hăng.
  • Quan sát về độ tươi: Măng thường sẽ có độ xơ nhất định, còn măng ngâm sẽ căng bóng, không xuất hiện những đốm thâm hay mốc, nhìn rất bắt mắt.
  • Quan sát vào độ giòn: Măng ngâm muối thường dai và dẻo còn măng ngâm hóa chất sẽ dễ gãy, giòn.

Dù biết rằng, nếu sử dụng một cách hợp lý, măng sẽ mang lại rất nhiều giá trị cho sức khỏe. Tuy nhiên, bầu ăn măng được không? Tốt nhất hãy hỏi ý kiến của bác sĩ ở mỗi lần kiểm tra thai định kỳ. Bởi ít nhiều trong măng cũng có độc tố, và có những ảnh hưởng nhất định đến em bé.

Hy vọng với những chia sẻ ở bài viết đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc bà bầu ăn măng được không? Hãy thường xuyên ghé thăm chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi, để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích cho bạn trong thời kỳ mang thai nhé. Chúc bạn một sức khỏe tốt để chào đón bé yêu an toàn.

Các bài viết của Nhất Tiên Tửu chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tìm kiếm có liên quan

  • Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn dưa hấu được không
  • Dưa hấu có tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
  • Dọa sảy thai có được An dưa hấu không
  • Bà bầu ăn dưa hấu lạnh
  • Bà bầu có nên ăn dưa chuột
  • Bầu an dưa muối được không
  • Bà bầu ăn dưa lưới được không
  • Bầu an xoài được không

Bạn đang xem Bầu ăn măng được không? tại Nhất Tiên Tửu Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Nhất Tiên Tửu nếu bài viết có ích !
Like Nhất Tiên Tửu trên Facebook để ủng hộ mình nhé

Copyright 2019 © Shop Nhất Tiên Tửu :: Thế Giới Rượu Ngâm