Bên cạnh việc tuân theo một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh thì tư thế ngủ cũng là một điều mà các mẹ bầu nên quan tâm để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Vậy mẹ bầu nằm ngửa có sao không? Có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp về vấn đề này.
Giải đáp: Mẹ bầu nằm ngửa có sao không?
Khi thai nhi phát triển, bụng bầu của mẹ sẽ ngày càng to hơn thì việc thai phụ nằm ngửa sẽ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé cưng. Lý giải về vấn đề mẹ bầu nằm ngửa có sao không, các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Các mẹ bầu nên tránh nằm ở tư thế này khi bước vào tháng thứ 3 của thai kỳ, và nên chuyển sang tư thế nằm nghiêng về một bên để đảm bảo an toàn.
Xem thêm: # Bà bầu ăn mướp đắng được không?
Tuy nhiên, trong khoảng 8 tuần đầu của thai kỳ, các mẹ bầu vẫn có thể nằm ngửa như thời son rỗi bởi lúc này thai nhi chưa quá to, bụng bầu mới phát triển. Song từ tháng thứ ba trở đi, bụng mẹ đã càng trở nên to hơn nên các mẹ bầu cần phải tránh nằm tư thế nằm ngửa khi ngủ.
Bởi tư thế ngủ này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Đây chính là câu trả lời chính xác cho vấn đề bà bầu nằm ngửa có sao không được rất nhiều chị em quan tâm.
Nằm ngửa gây ra ảnh hưởng gì đối với sức khỏe của sản phụ và thai nhi?
Theo các bác sĩ chuyên sản phụ khoa cho biết: các sản phụ nên tránh tư thế nằm ngửa khi ngủ trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là từ tháng thứ ba của thai kỳ trở đi. Tư thế ngủ này có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể như sau:
- Tư thế nằm ngửa khiến mẹ cảm thấy nặng nề, mệt mỏi và khó chịu do bụng bầu bị kéo căng ra.
- Khi mẹ bầu nằm ngửa thì trọng lượng của tử cung sẽ gây áp lực lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu lớn. Từ đó, gây ra tình trạng đau lưng, trĩ và giảm tuần hoàn thai nhi.
- Bên cạnh đó, quá trình tuần hoàn máu bị cản trở cũng khiến các sản phụ bị tụt huyết áp với các biểu hiện như: hoa mắt, choáng váng, hồi hộp, tim đập nhanh và khó thở. Đồng thời, việc nằm ngủ ở tư thế này có thể dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa như: ợ chua, ợ nóng và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Nghiêm trọng nhất là hiện tượng thai chết lưu khi bà bầu duy trì tư thế nằm ngủ này trong thời gian dài. Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy nguy cơ thai nhi bị chết lưu khi mẹ bầu nằm ngửa cao hơn đáng kể so với khi nằm nghiêng về phía bên trái.
Tư thế nào là tư thế ngủ tốt cho các mẹ bầu?
Theo các chuyên gia y tế cho biết, các mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái trong quá trình mang thai. Bởi tư thế này giúp các sản phụ hô hấp tốt hơn và giảm các áp lực lên tử cung, đồng thời đảm bảo quá trình lưu thông máu đến nhau thai. Các chất dinh dưỡng cũng được vận chuyển đến nhau thai một cách đầy đủ và tuần hoàn.
Xem thêm: # Bà bầu uống nước mía được không?
Bà bầu nên nằm nghiêng về bên trái, khi nằm nên gác chân cao và nằm đầu cao Với tư thế ngủ này, bà bầu sẽ hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày và chuột rút vào ban đêm.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học cho bà bầu
Bên cạnh việc lựa chọn tư thế ngủ tốt cho thai nhi, các mẹ bầu cũng nên tuân theo một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân đối để thai nhi tăng trưởng và phát triển khoẻ mạnh.
- Acid Folic
Khi vừa biết được “tin vui”, mẹ bầu cần bổ sung acid folic giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như chẻ đôi đốt sống, không có xương sọ não và não bộ. Việc bổ sung acid folic có thể được thực hiện thông qua chế độ dinh dưỡng hoặc viên uống bổ sung. Các loại thực phẩm có hàm lượng axit folic cao bao gồm: bông cải xanh, rau chân vịt, măng tây, các loại đậu và ngũ cốc thô, ớt chuông…
- Canxi
Canxi không chỉ có lợi cho sự phát triển của hệ xương răng của trẻ mà còn giúp đảm bảo quá trình tuần hoàn của mẹ bầu và thai nhi hoạt động ổn định. Do đó, mẹ bầu cần chú ý bổ sung khoáng chất canxi thông qua các thực phẩm như: sữa và các sản phẩm từ sữa, bông cải xanh, cải xoăn, hạt vừng, hạt chia, các loại đậu và rau lá xanh…
- Vitamin D
Mẹ bầu nên tiêu thụ các thực phẩm như cá hồi, tôm, lòng đỏ trứng, nấm… để bổ sung vitamin D cho chính mình và hỗ trợ cho quá trình phát triển xương của thai nhi. Đồng thời, việc bổ sung vitamin D cũng giúp các mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật.
- Protein
Các mẹ bầu nên tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu protein như: thịt nạc, thịt gia cầm, thịt bò, cá,… vào khẩu phần ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể bổ sung protein từ thực vật thông qua các loại hạt, đậu, sản phẩm từ đậu nành để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện cho con.
- Các loại thực phẩm cần tránh
Trong suốt quá trình mang thai, các mẹ cần tránh các loại thực phẩm, đồ uống sau:
- Rượu bia
Việc uống rượu bia không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của sản phụ mà còn có thể khiến thai nhi gặp phải các dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương.
- Cá có chứa nhiều thủy ngân
Các loại cá biển như cá kiếm, cá mập, cá thu, cá ngừ có hàm lượng thủy ngân cao, có thể xâm nhập vào nhau thai và gây tổn thương cho não, thận và hệ thần kinh của thai nhi.
- Các thực phẩm còn sống
Các thực phẩm sống đều có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng, dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm và làm gia tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chết lưu.
- Đồ uống giàu caffeine
Caffeine có thể tồn tại trong cà phê, trà, nước ngọt và ca cao. Nồng độ caffeine cao trong thai kỳ đã được chứng minh có thể ngăn cản sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ trẻ bị nhẹ cân khi sinh. Việc sử dụng các thức uống có chứa caffeine cũng có thể làm gia tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh.
- Sữa, và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng
Sữa tươi và các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng có thể ẩn chứa một số loại vi khuẩn có hại, dẫn đến các bệnh lý nhiễm trùng, gây nguy hiểm đối với tính mạng của thai nhi.
- Thực phẩm chưa được làm sạch kỹ
Bề mặt của các loại hoa quả và rau củ chưa rửa hoặc gọt vỏ có thể bị nhiễm một số loại vi khuẩn có hại, tẩm ướp các hóa chất bảo quản gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, các mẹ bầu nên chú ý rửa kỹ, gọt vỏ các loại hoa quả và rau quả trước khi sử dụng.
- Đồ ăn chế biến sẵn
Các thực phẩm chế biến sẵn thường có giá trị dinh dưỡng nghèo nàn và chứa nhiều calo, đường. Chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, cũng như gây ra các biến chứng nguy hiểm khi mang thai hoặc sinh. Điều này có thể dẫn những vấn đề sức khỏe lâu dài cho thai nhi.
Xem thêm: # Bà bầu có được ăn mang không?
Hy vọng qua bài viết trên đây, các mẹ bầu sẽ có được câu trả lời cho mình về băn khoăn bà bầu nằm ngửa có sao không. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn nhé!
Các bài viết của Nhất Tiên Tửu chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tìm kiếm có liên quan
- Bầu 3 tháng đầu ngủ nằm ngửa được không
- Bầu 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không
- Bà bầu nằm nghiêng bên phải có sao không
- Tại sao bà bầu không nên nằm võng
- Bà bầu nằm ngửa gội đầu
- Nằm ngửa khi mang thai 3 tháng cuối
- Bà bầu nằm nghiêng bị tức bụng
- Tư the nằm ngủ của bà bầu 5 tháng
- bà bầu nằm ngửa có sao không