nav-menu
logo nhat tien tuu
benh-a-z
Trang chủ » Bệnh A-Z » Bệnh da liễu » Bệnh vảy nến có lây không? làm sao để phòng ngừa

Bệnh vảy nến có lây không? làm sao để phòng ngừa

Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết:
Rate this post
Rate this post

Bệnh vảy nến có lây không là mối quan tâm chung của người bệnh và những người xung quanh. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào và cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh vảy nến như thế nào? Bạn đọc đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng được chuyên gia tư vấn dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Bệnh vẩy nến là gì?

bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến gây ra các mảng vảy đỏ, ngứa, thường xuất hiện ở những vùng da dễ bị cọ sát như đầu gối, khuỷu tay, thân mình và da đầu. Đây là một căn bệnh mãn tính và không có thuốc chữa khỏi.

Mọi người thường có các đợt bùng phát kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng, sau đó các triệu chứng biến mất và không còn triệu chứng trong một thời gian. Tuy nhiên, bệnh này thường xảy ra theo chu kỳ. Các phương pháp điều trị sẽ tập trung vào giảm nhẹ và kiểm soát triệu chứng.

Bệnh có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở người lớn dưới 35 tuổi. Tỷ lệ ảnh hưởng ở nam và nữ là như nhau. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này khác nhau ở mỗi người. Có người chỉ bị kích ứng nhẹ ngoài da nhưng có trường hợp tình trạng bệnh nặng đến mức ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tham khảo:

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Vẩy nến

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh vẩy nến có thể bao gồm:

  • Người nghiện rượu và hút thuốc lá.
  • Những người bị nhiễm trùng da
  • Bệnh vẩy nến có thể mắc ở mọi lứa tuổi, nhưng bệnh thường bắt đầu từ 15 đến 30 tuổi.

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh vẩy nến

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của tình trạng này là:

  • Xuất hiện nhiều mảng da đỏ, có vảy dày và ánh bạc
  • Nhiều đốm nhỏ có vảy (thường thấy ở trẻ em)
  • Da khô, nứt nẻ, đôi khi chảy máu hoặc ngứa
  • Cảm giác ngứa, rát hoặc châm chích ở vùng da bị ảnh hưởng
  • Móng dày, móp hoặc có rãnh
  • Khớp sưng và cứng

Các mảng vảy nến có thể chỉ là một vài nốt nhỏ có vảy trông giống như gàu hoặc các vùng da rộng. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm lưng dưới, khuỷu tay, đầu gối, chân, lòng bàn chân, da đầu, mặt và lòng bàn tay.

Hầu hết bệnh nhân gặp phải các triệu chứng theo chu kỳ. Các đợt bùng phát có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, sau đó giảm dần và biến mất trong một khoảng thời gian trước khi tái phát.

Chuyên gia giải đáp: Bệnh vảy nến có lây không?

Bệnh vảy nến là một bệnh da liễu phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính, thậm chí trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh vảy nến nhưng theo các chuyên gia, di truyền, thời tiết, môi trường sống,… là những yếu tố hàng đầu khiến bệnh bùng phát.

bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có lây không là thắc mắc của nhiều người.

Khi mắc bệnh vảy nến, làn da của người bệnh trở nên sần sùi, xấu xí, bong tróc nên thường bị kỳ thị, xa lánh. Nhiều người không muốn tiếp xúc với bệnh nhân vảy nến vì sợ lây nhiễm bệnh. Vậy trên thực tế, bệnh vảy nến có lây không và mức độ lây lan như thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa da liễu tại phòng khám da liễu Đông Phương chia sẻ:

“Bệnh vẩy nến không phải do vi khuẩn hay vi rút gây ra nên không lây từ người này sang người khác. Bạn hoàn toàn có thể nắm tay, ôm, hôn, dùng chung quần áo, đồ vật với người bệnh mà không cần lo lắng. 

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh vảy nến có tính di truyền. Cụ thể, nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì con sinh ra có 10% nguy cơ mắc bệnh. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh vẩy nến, thì có 40% khả năng con sinh ra sẽ bị bệnh vẩy nến ”.

Vì vậy đối với câu hỏi bệnh vảy nến có lây không thì câu trả lời là KHÔNG. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh vẩy nến có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái hoặc sau này trong cuộc sống. Do đó, ngay khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh, bạn cần đi khám ngay để được tư vấn giải pháp điều trị tốt nhất.

bệnh vảy nến có lây không

Nhìn chung, bệnh không lây nhưng có yếu tố di truyền từ bố mẹ sang con cái.

Hướng dẫn cách phòng ngừa và kiểm soát bệnh vẩy nến

Nhìn chung, vảy nến là bệnh ngoài da tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại khiến nhiều người tự ti vì khiến tình trạng da trở nên tồi tệ hơn. Hơn nữa, bệnh gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như chất lượng cuộc sống. Để bệnh không lây lan cũng như hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Thoa kem dưỡng ẩm để da không bị khô hoặc bong tróc. Điều này giúp bệnh vảy nến nhanh chóng được đẩy lùi, làn da khỏe mạnh hơn.
  • Khi ra ngoài nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tia cực tím. Bởi khi tiếp xúc với ánh sáng cường độ cao có thể khiến bệnh vảy nến bùng phát và trở nên trầm trọng hơn.
  • Bổ sung vitamin D cho cơ thể thông qua ánh nắng tự nhiên hoặc các loại thực phẩm hoặc viên uống vitamin D.
  • Tránh căng thẳng kéo dài, nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tâm sự, trò chuyện với bạn bè hoặc người thân.
  • Không tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, kim loại hoặc các chất có thể gây dị ứng da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin, rau xanh, uống nhiều nước.
  • Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ nghiêm ngặt sự hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc, không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định.
  • Ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường trên da, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh ngày càng nặng và khó điều trị hơn về sau.

Các bài viết của Nhất Tiên Tửu chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn đang xem Bệnh vảy nến có lây không? làm sao để phòng ngừa tại Nhất Tiên Tửu Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Nhất Tiên Tửu nếu bài viết có ích !
Like Nhất Tiên Tửu trên Facebook để ủng hộ mình nhé

Copyright 2019 © Shop Nhất Tiên Tửu :: Thế Giới Rượu Ngâm