nav-menu
logo nhat tien tuu
benh-a-z
Trang chủ » Giáo dục » Tìm hiểu đất nước Nhật Bản – Đất nước mặt trời mọc

Tìm hiểu đất nước Nhật Bản – Đất nước mặt trời mọc

Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết:
4.8/5 - (15 bình chọn)
4.8/5 - (15 bình chọn)

Đất nước Nhật Bản (Nhật: 日本 (Nhật Bản) Hepburn: Nihon hoặc Nippon), tên gọi đầy đủ là Nhật Bản Quốc (日本国), là một đảo quốc có chủ quyền nằm ở khu vực Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, quốc gia này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và Đảo Đài Loan ở phía nam.

Xem thêm: #Du học Nhật Bản

đất nước Nhật Bản

Nhật Bản là một quần đảo núi lửa gồm khoảng 6.852 đảo, chủ yếu nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước. Năm hòn đảo chính yếu là Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và Okinawa, chiếm khoảng 97% diện tích đất liền của nước này, nhưng phần nhiều chỉ là rừng và núi với nguồn tài nguyên khoáng sản rất hạn chế. Quần đảo được chia thành 47 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý. Dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu người, đứng thứ 11 thế giới và là đảo quốc đông dân thứ 2, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Người Nhật chiếm khoảng 98,1% tổng dân số đất nước. Gần 20 triệu cư dân sống tại trung tâm Tokyo, thủ đô không chính thức của đất nước. Vùng thủ đô Tokyo, bao gồm thủ đô và một vài tỉnh xung quanh nó, là đại đô thị lớn nhất thế giới với hơn 35 triệu dân và có nền kinh tế đô thị hóa cao nhất hành tinh. Đại đa số người dân Nhật Bản thực hành tín ngưỡng Thần đạo theo truyền thống bản địa, kết hợp với Phật giáo vốn được du nhập từ bên ngoài.

Các nghiên cứu khảo cổ học chỉ ra rằng đã có con người định cư tại Nhật Bản từ thời Thượng kỳ đồ đá cũ. Những ghi chép đầu tiên đề cập đến quốc gia này nằm trong các thư liệu lịch sử Trung Hoa có từ thế kỷ thứ nhất Công Nguyên. Thoạt đầu chịu ảnh hưởng từ các vùng đất khác, chủ yếu là Đế quốc Trung Hoa, tiếp đến là giai đoạn tự cách ly, về sau thoát khỏi sự chi phối của thế giới phương Tây, đã hình thành những nét đặc trưng trong lịch sử và văn hóa Nhật Bản. Từ thế kỷ 12 đến năm 1868, Nhật Bản liên tục thuộc quyền cai trị của các quân nhân phong kiến (Shogun) nhân danh Thiên hoàng. Quốc gia này bước vào quá trình cô lập kéo dài suốt nửa đầu thế kỷ 17, và chỉ kết thúc vào năm 1853 khi một hạm đội của Hoa Kỳ gây áp lực buộc Nhật Bản phải mở cửa với phương Tây. Gần hai thập kỷ nội chiến và bạo loạn đã xảy ra trước khi Thiên hoàng Minh Trị tái thiết lại đất nước trong vai trò nguyên thủ vào năm 1868 và khai sinh Đế quốc Nhật Bản, với Thiên hoàng trở thành biểu tượng thiêng liêng của dân tộc. Trong những năm cuối thế kỷ 19, quá trình công nghiệp hóa tại Nhật Bản diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển nhanh chóng, và đến đầu thế kỷ 20 thì Nhật Bản đã trở thành quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất châu Á, sánh ngang các cường quốc Tây Âu. Những thắng lợi sau chiến tranh Thanh-Nhật, chiến tranh Nga-Nhật và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã cho phép Nhật Bản đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ tại Trung Quốc và Triều Tiên, mở rộng đế chế của mình và củng cố quyền lực của chủ nghĩa quân phiệt. Cuộc chiến tranh Trung-Nhật năm 1937 đã nhanh chóng lan rộng thành một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1941, cuối cùng kết thúc vào năm 1945 với sự đầu hàng vô điều kiện của chính phủ quân phiệt sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Hoa Kỳ. Từ thời điểm bản Hiến pháp mới được ban hành năm 1947, Nhật Bản là một nhà nước đơn nhất duy trì chế độ quân chủ lập hiến kết hợp dân chủ đại nghị, trong đó cơ quan lập pháp dân cử cao nhất là Quốc hội.

Nhật Bản là nước thành viên của Liên Hợp Quốc, khối APEC, OECD, WTO, Câu lạc bộ Paris, Cộng đồng Đông Á,… Các nhóm G7, G8 và G20,… Được công nhận là một cường quốc, đồng thời là một đồng minh không thuộc khối NATO quan trọng hàng đầu của Hoa Kỳ  Quốc gia này có nền kinh tế đứng hạng 3 thế giới theo GDP danh nghĩa cũng như hạng 4 thế giới theo GDP sức mua tương đương. Nhật Bản cũng đứng hạng 4 toàn cầu cả về kim ngạch nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Mặc dù Nhật Bản đã chính thức từ bỏ quyền tuyên chiến, nước này vẫn sở hữu một lực lượng quân đội hiện đại có ngân sách cao thứ 9 thế giới (2019), được huy động với mục đích tự vệ và gìn giữ hòa bình. Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển với bình quân mức sống, tiêu chuẩn sinh hoạt và Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt vào loại rất cao, trong đó, hộ chiếu Nhật Bản đứng hạng 5 toàn cầu (2020) và hiện đang cùng với Hàn Quốc và Singapore – là những cuốn Hộ chiếu quyền lực nhất của châu Á, đồng thời trước đó từng nhiều lần vươn lên dẫn đầu thế giới, người dân Nhật Bản được hưởng tuổi thọ cao nhất thế giới, đứng hạng 3 trong số những quốc gia có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới,] và vinh dự có số lượng người đoạt giải Nobel nhiều nhất châu Á. Nhật Bản dẫn đầu thế giới về chỉ số thương hiệu quốc gia, hạng 6 trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2019, xếp cao nhất châu Á cũng như hạng 13 thế giới trong Chỉ số tiến bộ xã hội (2020) và giữ vị trí cao thứ 2 châu Á về chỉ số hòa bình toàn cầu (cùng với Bhutan và Singapore).

Mặc dù là một quốc gia công nghiệp tiên tiến, tuy nhiên, xã hội cũng như đất nước Nhật Bản hiện đại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, thách thức lớn, như tỷ lệ tự sát cao do áp lực cuộc sống; thất nghiệp, bất bình đẳng xã hội, sự phân hoá giàu-nghèo, tình trạng thanh niên ngại kết hôn do áp lực công việc, kết hợp với tỷ lệ sinh đẻ thấp ở mức báo động đã góp phần khiến cho quá trình lão hóa dân số diễn ra ngày càng trầm trọng.

Quốc hiệu Nhật Bản

Nhật Bản viết bằng Kanji (chữ Hán) là 日本, tiếng Nhật đọc là Nippon (にっぽん) hoặc Nihon (にほん), với Nhật ( nichi) là “Mặt Trời” hoặc “ngày” và Bản ( hon) trong từ “bản chất” hay “bản năng” có nghĩa là “nguồn gốc”. Hai chữ này khi kết hợp lại mang nghĩa “gốc của Mặt Trời” hay “Mặt Trời mọc” (do vị trí địa lý của nước này có thể nhìn thấy Mặt Trời mọc đầu tiên ở Đông Á, và cũng bởi tổ tiên trong tín ngưỡng theo truyền thuyết của họ là Nữ thần Mặt Trời Amaterasu). Nhiều quốc gia khác cũng vì nguyên do đó mà thường miêu tả Nhật Bản là “Đất nước Mặt Trời mọc”. Một cách phiên âm Hán-Việt cũ của 日本 là Nhật Bổn hoặc Nhựt Bổn, ngày nay hiếm khi được sử dụng. Người dùng tiếng Việt thường xuyên gọi tắt tên của quốc gia này là Nhật. Người Nhật Bản gọi chính bản thân họ là Nihonjin (日本人 (Nhật Bản Nhân)) và ngôn ngữ tiếng Nhật của họ là Nihongo (日本語 (Nhật Bản Ngữ)).

Quốc hiệu Nhật Bản

Nhật Bản còn có một mỹ danh trong cộng đồng người dùng tiếng Việt là “Xứ sở hoa anh đào”, vì cây hoa anh đào ( () (Anh)さくらサクラ sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ bắc xuống nam. Loài hoa “thoắt nở thoắt tàn” này được người Nhật đặc biệt yêu thích, phản ánh tính nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ. Một mỹ danh khác là “Đất nước hoa cúc” vì đóa hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của Hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản ngày nay. Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang (扶桑), đề cập đến cây phù tang. Theo truyền thuyết cổ phương Đông, có một loài cây rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.

Vào thế kỷ IV, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato (大和やまと (Đại Hòa)), còn người Hán từ trước Công Nguyên đã gọi nước Nhật là Oa quốc (倭国 nước lùn), người Nhật là Oa nhân (倭人 người lùn), gọi cướp biển người Nhật trên Biển Hoa Đông thời nhà Minh là Oa khấu (倭寇 giặc lùn). Trong Hán-Việt, chữ “oa” () vẫn thường bị đọc nhầm là “nụy”. Trước thời kỳ Heian, người Nhật vẫn chưa có chữ viết riêng và vẫn phải vay mượn chữ Hán nên Yamato được viết là wa ( (oa)). Về sau khi đã phát triển nên hệ thống ngôn ngữ cho riêng mình, người Nhật dùng hai chữ kanji 大和 (Đại Hòa) để ký âm chữ Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Năm 670, Yamato gửi một đoàn sứ bộ đến chúc mừng triều đình nhà Đường dưới thời vua Đường Cao Tông nhân dịp vừa bình định Triều Tiên, và từ đó đổi tên thành Nhật Bản (日本にっぽん). Kể từ sau cuộc Duy tân Minh Trị cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc hiệu đầy đủ của Nhật Bản là Dai Nippon Teikoku (大日本帝國 (Đại Nhật Bản Đế quốc)), nghĩa là “Đế quốc Đại Nhật Bản”. Ngày nay quốc hiệu Nippon-koku hay Nihon-koku (日本国 (Nhật Bản Quốc)) có ý nghĩa tương đương về mặt nghi thức, với chữ koku ( (Quốc)) nghĩa là “quốc gia”, “nước” hay “nhà nước” thay thế cho một miêu tả dài về ý thức hệ của chính phủ đất nước. Tuy vậy thì chữ Wa ( (Hòa)) hiện nay vẫn hay được sử dụng như là viết tắt cho Nhật Bản, ví dụ như Washitsu (和室 (Hòa Thất)) có nghĩa là “căn phòng kiểu Nhật”, hay Wasei Eigo (和製英語 (Hòa Chế Anh Ngữ)) có nghĩa là “tiếng Anh do người Nhật chế ra”.

Trong tiếng Anh, Nhật Bản được gọi là Japan (/əˈpæn/ ()), từ này xuất hiện ở phương Tây vào đầu giai đoạn mậu dịch Nanban. Phát âm tên quốc gia này bằng Tiếng Quan Thoại cổ hoặc có thể là tiếng Ngô cổ đã được Marco Polo ghi lại là Cipangu. Trong tiếng Thượng Hải mới, một dạng phương ngữ tiếng Ngô, cách phát âm các ký tự 日本 ‘Nhật Bản’ là Zeppen [zəʔpən]. Nhật Bản trong Tiếng Mã Lai cổ được gọi là Jepang, vay mượn từ tiếng địa phương ven biển miền nam Trung Quốc, có thể là tiếng Phúc Kiến hoặc Ninh Ba,  và từ Mã Lai này đã được các thương nhân Bồ Đào Nha sử dụng vào thời Malacca ở thế kỷ XVI. Đó là những người Bồ Đào Nha đầu tiên mang tên gọi này đến châu Âu.

Xuất xứ “Xứ sở hoa Anh Đào” tại Nhật Bản

Hoa Anh Đào (桜; さくら;Prunus serullata).Nhật Bản có mĩ danh là xứ sở hoa Anh Đào, vì người Nhật rất thích nên trồng cây hoa anh đào khắp nước Nhật và hoa anh đào nằm trải dài từ vùng Hokkaido giá lạnh đến vùng Okinawa ấm áp
Xứ sở hoa Anh Đào tại Nhật Bản

Cho đến nay người ta vẫn chưa chắc chắn về xuất xứ và thời gian xuất hiện của những cư dân đầu tiên trên quần đảo Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều cho rằng người Nhật đã có mặt tại quần đảo từ xa xưa và định cư liên tục từ đó cho đến thời nay. Những phát hiện trong nghiên cứu cổ vật, xương đã củng cố thêm sự nghi ngờ đối với thuyết trước kia cho rằng người Nhật là con cháu của những người xâm chiếm đến sau “thổ dân” Ainu và đã đẩy bộ tộc này ra khỏi quần đảo. Ngày nay, người ta tin rằng tổ tiên của người Nhật là những người đã làm nên đồ gốm mang tên Jomon. Những người này được biết là đã có mặt trên quần đảo ít nhất từ năm 5000 TCN, sau đó theo thời gian, pha trộn với các giống người khác, phát triển qua lịch sử thành dân tộc Nhật Bản ngày nay.

Ngôn ngữ và phong tục của người Nhật gồm những thành tố văn hóa của cả phương Bắc lẫn phương Nam. Dưới góc độ sử dụng và cú pháp, rõ ràng tiếng Nhật thuộc ngữ hệ Altai của các dân tộc phía bắc lục địa châu Á, song trong từ vựng lại có nhiều từ gốc từ phía nam. Trong các tập quán và tín ngưỡng, ta thấy các lễ nghi gắn với văn hóa lúa nước vốn có nguồn gốc ở phía nam; còn huyền thoại lập nước bởi vị thần – ông tổ của nòi giống – từ thiên đường xuống hạ giới thì có nguồn gốc ở phía bắc. Vì vậy, người ta cho rằng dân cư ở đây có xuất xứ từ cả phương Bắc lẫn phương Nam, đến quần đảo Nhật Bản từ thời tiền sử và qua một quá trình hoà trộn các chủng tộc dần dần tạo ra dân tộc Nhật Bản.

Lịch sử Nhật Bản

Thời tiền sử Nhật Bản

Thời tiền sử Nhật Bản

Từ 15.000 năm trước Công Nguyên, ở Nhật Bản đã có con người sinh sống.

Từ 13.000 năm trước Công Nguyên, người Nhật đã biết làm nông nghiệp sơ khai, làm đồ gốm, sống định cư.

Từ 8000–300 năm trước Công Nguyên là thời kì văn hóa Jomon đã sử dụng đồ kim khí, chế tạo đồ gốm, nấu chín thức ăn, chôn cất người chết theo thế nằm co, có tín ngưỡng vạn vật hữu linh, có tục xăm mình, nhổ răng cửa đánh dấu tuổi trưởng thành.

Từ thế kỉ III trước Công Nguyên đến thế kỉ III Công nguyên là văn hóa Yayoi. Thời kì nay cư dân biết rèn sắt do tiếp nhận kĩ thuật từ Triều Tiên, Trung Hoa. Biết cày cuốc bằng cày gỗ, rìu đá. Họ sống quần cư, lập hào nước bao quanh làng (kango), có tục tái táng người chết (saisobo); làm mộ hình gò (funkyuubo), sắp xếp người chết theo thế nằm ngửa tay chân duỗi thẳng. Mỗi tộc người có thủ lĩnh công xã đứng đầu, liên minh nhiều công xã gây chiến tranh xâm chiếm các vùng đất khác. Xây dựng thần xã (Yashiro)

Từ thế kỷ thứ III đến giữa thế kỷ thứ VI, những nhà nước đầu tiên xuất hiện. Thần đạo phát triển khắp cả nước. Nước Nhật bắt đầu có tên gọi là Yamato.

Thời phong kiến Nhật Bản

Thời phong kiến Nhật Bản

Từ thế kỷ thứ VI đến đầu thế kỷ thứ VIII, một nhà nước tập quyền được thành lập và đóng đô ở Asuka (gần thành phố Nara ngày nay). Tên nước từ Yamato đổi thành Nhật Bản. Cũng trong khoảng thời gian này, thành lập nhà nước phong kiến Nhật, với cuộc cải cách Đại Hóa do Thiên hoàng Hiếu Đức đề xướng.

Giữa thế kỷ thứ VIII, Phật giáo đã thiết lập cơ sở vững chắc ở Nhật Bản.

Từ thế kỷ thứ IX đến cuối thế kỷ XII, các dòng họ quý tộc hùng mạnh ở Heian thay nhau nắm sức mạnh chính trị của đất nước, lấn át quyền lực của Thiên hoàng. Cuối thời này, tầng lớp võ sĩ (samurai) bắt đầu hình thành và tranh giành quyền lực với các dòng tộc quý tộc.

Cuối thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XIV, quyền lực thực sự nằm trong tay tầng lớp võ sĩ ở Kamakura. Vào các năm 1271 và 1281, các võ sĩ Nhật Bản với sự trợ giúp của bão và sóng thần đã đánh bại hải quân Nguyên – Mông định xâm lược nước mình.

Từ thế kỷ XIV đến cuối thế kỷ XVI, nước Nhật trong tình trạng mất ổn định do nội chiến và chia rẽ, gọi là Thời kỳ Chiến Quốc. Nhật Bản cũng từng tấn công bán đảo Triều Tiên và nhà Minh (Trung Quốc) trong thời kỳ này, nhưng thất bại.

Thời hiện đại Nhật Bản

Sau đó, nước Nhật có một thời kỳ thực hiện chính sách đóng cửa ổn định kéo dài ba thế kỷ dưới sự cai trị của Mạc phủ Tokugawa. Kinh tế, văn hóa và kỹ thuật có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Người phương Tây, khởi đầu là người Hà Lan, được phép giao thương với Nhật Bản thông qua một thương cảng nhỏ.

Thời hiện đại Nhật Bản

Giữa thế kỷ XIX, với cuộc Minh Trị Duy Tân do Thiên hoàng Minh Trị đề xướng, Nhật mở cửa triệt để với phương Tây. Chế độ Mạc phủ và các phiên do đại danh đứng đầu bị bãi bỏ, quyền lực được tập trung tối cao trong tay Thiên hoàng. Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị dời đô từ Kyōto về Tōkyō. Theo Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản được ban hành năm 1889, Nhật là nước theo chính thể quân chủ lập hiến với quyền uy tuyệt đối của Thiên hoàng, nắm toàn bộ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng Hiến pháp cũng đã hạn chế ảnh hưởng quyền lực của Thiên hoàng. Trong thời kỳ này, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển, vào đầu thế kỷ 20 thì Nhật Bản đã trở thành quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất châu Á. Với sức mạnh này, Nhật Bản xâm chiếm Đài Loan, Lưu Cầu, xâm lược Triều Tiên, đánh bại nhà Thanh, đế quốc Nga trong Chiến tranh Thanh-Nhật và Chiến tranh Nga-Nhật, trở thành nước đế quốc có thế lực ngang hàng với các cường quốc ở châu Âu.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật đứng về phe Hiệp ước. Do ở bên chiến thắng, Nhật Bản chiếm thêm được một số thuộc địa của Đức ở Thái Bình Dương.

Sang Chiến tranh thế giới thứ hai, quân phiệt Nhật đứng về phe Trục với Ý và Đức Quốc xã. Dựa vào lực lượng quân đội có trình độ khá hiện đại (đặc biệt là hải quân và không quân), trong giai đoạn đầu chiến tranh, Nhật Bản liên tiếp đánh bại quân Anh-Mỹ. Tuy nhiên, vào giai đoạn sau, Nhật Bản dần thất thế. Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1945, Nhật thất bại và phải chịu sự chiếm đóng của nước ngoài. Hoa Kỳ phụ trách việc chiếm đóng Nhật Bản, và cho tới nay Hạm đội 7 Hoa Kỳ vẫn đang đóng ở đảo Okinawa của Nhật.

Sau chiến tranh, do quân đội đã bị giải tán, tất cả thuộc địa cũng bị mất, Nhật tập trung phát triển kinh tế. Tuy cơ sở hạ tầng bị chiến tranh tàn phá nặng, nhưng tiềm lực công nghệ và nhân lực của Nhật vẫn còn khá nguyên vẹn, do đó kinh tế tăng trưởng rất nhanh chóng từ năm 1955 tới năm 1970. Cuối thập niên 1970, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản phát triển. Manh nha những dấu hiệu đình trệ kinh tế đầu tiên sau khủng hoảng dầu lửa đầu thập niên 1970. Bong bóng bất động sản vỡ khiến kinh tế lâm vào trì trệ từ 1990 tới nay.

Bước vào thế kỷ XXI, Nhật Bản ưu tiên hơn đến những chính sách quốc gia để gia tăng vị thế về chính trị và quân sự trên trường quốc tế. Nâng cấp Cục phòng vệ quốc gia thành Bộ quốc phòng vào tháng 1 năm 2007. Tuy nhiên, Nhật Bản tiếp tục phải đối mặt với tình trạng kinh tế trì trệ, và nghiêm trọng hơn là việc tỷ lệ thanh niên kết hôn và sinh đẻ giảm mạnh, khiến nạn lão hóa dân số đã tới mức báo động.

Địa lý Nhật Bản

Địa lý Nhật Bản

Fukuoka (Nhật: 福岡県 (Phúc Cương Huyện) Hepburn: Fukuoka-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, nằm ở phía Bắc của vùng Kyushu trên đảo Kyushu. Trung tâm hành chính là thành phố Fukuoka.

5 . Kumamoto

Kumamoto (Nhật: 熊本県くまもとけん (Hùng Bản Huyện) Hepburn: Kumamoto-ken) là một tỉnh của Nhật Bản nằm trên đảo Kyūshū. Trung tâm hành chính là thành phố Kumamoto.

6 . Kagoshima

Kagoshima (Nhật: 鹿児島県かごしまけん (Lộc Nhi Đảo huyện) Hepburn: Kagoshima-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, nằm ở cực Nam của đảo Kyūshū. Thủ phủ là thành phố Kagoshima.

7 . Shimane

Shimane (Nhật: 島根県 (Đảo Căn Huyện) Hepburn: Shimane-ken) là một tỉnh của Nhật Bản nằm ở vùng Chūgoku trên đảo Honshū. Thủ phủ là thành phố Matsue. Đây là tỉnh có dân số ít thứ hai ở Nhật sau tỉnh giáp ranh ở phía đông Tottori. Quần đảo Oki trên biển Nhật Bản cũng trực thuộc tỉnh Shimane, tỉnh này cũng khẳng định chủ quyền với hòn đảo Hàn Quốc đang nắm thực quyền Liancourt Rocks (Takeshima).

8 . Yamaguchi

Yamaguchi (Nhật: 山口県 (Sơn Khẩu huyện) Hepburn: Yamaguchi-ken) là một tỉnh nằm ở vùng Chūgoku, đầu phía tây nam tận cùng của đảo Honshū. Trung tâm hành chính là thành phố Yamaguchi. Thành phố được xem là lớn nhất của tỉnh này lại là thành phố Shimonoseki.

9 . Ōita

Ōita (Nhật: 大分県 (Đại Phân Huyện) Hepburn: Ōita-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, trên đảo Kyūshū. Trung tâm hành chính thành phố Ōita.

10 . Miyazaki

Miyazaki (Nhật: 宮崎県 (Cung Khi Huyện) Hepburn: Miyazaki-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, ở đảo Kyūshū, Nhật Bản. Trung tâm hành chính là thành phố Miyazaki.

11 . Tottori

Tottori (Nhật: 鳥取県 (Điểu Thủ Huyện) Hepburn: Tottori-ken) là một tỉnh nằm ở vùng Chūgoku trên đảo Honshū, Nhật Bản. Thủ phủ là thành phố Tottori. Đây là tỉnh có dân số ít nhất tại Nhật Bản.

12 . Hiroshima

Hiroshima (Nhật: 広島県 (Quảng Đảo Huyện) Hepburn: Hiroshima-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, nằm ở tiểu vùng Sanyo, vùng Chugoku trên đảo Honshu. Tỉnh lỵ là thành phố Hiroshima, Thành phố này nổi tiếng thế giới trong lịch sử vì Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

13 . Hyōgo

Hyōgo (Nhật: 兵庫県ひょうごけん (Binh Khố huyện) Hepburn: Hyōgo-ken) là một tỉnh của Nhật Bản nằm ở vùng Kinki, trên đảo Honshu. Trung tâm hành chính là thành phố Kobe.

14 . Okayama

Okayama (Nhật: 岡山県 (Cương Sơn Huyện) Hepburn: Okayama-ken) là một tỉnh của Nhật Bản nằm ở vùng Chūgoku trên đảo Honshū. Trung tâm hành chính là thành phố Okayama.

15 . Ehime

Ehime (Nhật: 愛媛県 (Ái Viện Huyện) Hepburn: Ehime-ken) là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc vùng Shikoku của Nhật Bản. Trung tâm hành chính là thành phố Matsuyama. Ehime có đặc sản nổi tiếng là quýt.

16 . Kōchi

Kōchi (Nhật: 高知県 (Cao Tri Huyện) Hepburn: Kōchi-ken) là một tỉnh của Nhật Bản ở vùng Shikoku, trên đảo Shikoku, trông ra Thái Bình Dương. Trung tâm hành chính của tỉnh này là thành phố Kochi.

17 . Kyōto 

Kyōto (Nhật: 京都きょうと (Kinh Đô phủ) Hepburn: Kyōto-fu) là một tỉnh ở vùng Kinki trên đảo Honshu, Nhật Bản. Kyoto cùng Osaka là hai tỉnh duy nhất mang tên hành chính là phủ. Trung tâm hành chính là thành phố Kyoto

18 . Ōsaka

Ōsaka (Nhật: 大阪おおさか (Đại Phản phủ) Hepburn: Ōsaka-fu) là một tỉnh của Nhật Bản, nằm ở vùng Kinki trên đảo Honshū. Osaka cùng Kyoto là hai tỉnh duy nhất mang tên hành chính là phủ. Trung tâm hành chính là thành phố Osaka. Phủ Osaka có dân số đông thứ 3 chỉ sau Tokyo và Kanagawa

19 . Kagawa 

Kagawa (Nhật: 香川県 (Hương Xuyên Huyện) Hepburn: Kagawa-ken) là tỉnh có diện tích nhỏ nhất ở Nhật Bản. Tỉnh này nằm ở vị trí đầu Đông Bắc đảo Shikoku. Trung tâm hành chính là thành phố Takamatsu.

20 . Tokushima

Tokushima (Nhật: 徳島県 (Đức Đảo Huyện) Hepburn: Tokushima-ken) là một tỉnh của Nhật Bản nằm ở đảo Shikoku. Trung tâm hành chính là thành phố Tokushima.

21 . Fukui 

Fukui (Nhật: 福井県 (Phúc Tỉnh huyện) Hepburn: Fukui-ken) là một tỉnh của Nhật Bản nằm ở tiểu vùng Hokuriku, vùng Chūbu trên đảo Honshu. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Fukui.

22 . Shiga

Shiga (Nhật: 滋賀県 (Tư Hạ huyện) Hepburn: Shiga-ken) là một tỉnh của Nhật Bản thuộc vùng Kinki, trên đảo Honshū. Thủ phủ là thành phố Ōtsu.

23 . Nara

Nara (Nhật: 奈良県 (Nại Lương huyện) Hepburn: Nara-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, thuộc vùng Kinki. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Nara.

24 . Wakayama

Wakayama (Nhật: 和歌山県 (Hòa Ca Sơn huyện) Hepburn: Wakayama-ken) là một tỉnh của Nhật Bản nằm ở bán đảo Kii thuộc vùng Kinki trên đảo Honshū. Trung tâm hành chính là Wakayama.

25 . Ishikawa

Ishikawa (Nhật: 石川県 (Thạch Xuyên huyện) Hepburn: Ishikawa-ken) là một tỉnh của Nhật Bản thuộc vùng Chūbu trên đảo Honshū. Thủ phủ là thành phố Kanazawa.

26 . Nagano

Nagano (Nhật: 長野県 (Trường Dã huyện)ながのけん Hepburn: Nagano-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, thuộc vùng Chūbu, trên đảo Honshū. Trung tâm hành chính là thành phố Nagano.

27 . Gifu

Gifu (Nhật: 岐阜県 (Kì Phụ Huyện) Hepburn: Gifu-ken) là một tỉnh nằm ở tiểu vùng Tokai, vùng Chūbu, vị trí trung tâm của Nhật Bản. Trung tâm hành chính là thành phố Gifu.

28 . Aichi

Aichi (Nhật: 愛知県 (Ái Tri Huyện) Hepburn: Aichi-ken) là một tỉnh của Nhật Bản thuộc tiểu vùng Tokai, vùng Chubu. Thủ phủ là thành phố Nagoya. Đây là tỉnh có dân số đông thứ tư tại Nhật Bản, xếp sau Tokyo, Osaka và Kanagawa.

29 . Mie 

Mie (Nhật: 三重県 (Tam Trọng huyện) Hepburn: Mie-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, nằm ở tiểu vùng Tokai, vùng Kinki trên đảo Honshū. Trung tâm hành chính là thành phố Tsu.

30 . Niigata

Niigata (Nhật: 新潟県 (Tân Tích huyện) Hepburn: Niigata-ken) là một tỉnh nằm ở phía biển Nhật Bản thuộc tiểu vùng Hokuriku, vùng Chubu trên đảo Honshu. Trung tâm hành chính là thành phố Niigata. Niigata nổi tiếng vì gạo và rượu ngon, phụ nữ đẹp cũng như vì có nhiều chính trị gia xuất thân từ đây.

31 . Toyama

Toyama (Nhật: 富山県 (Phú Sơn Huyện) Hepburn: Toyama-ken) là một tỉnh của Nhật Bản nằm ở tiểu vùng Hokuriku, vùng Chūbu trên đảo Honshū. Trung tâm hành chính là Toyama.

Toyama là trung tâm kỹ nghệ chính của vùng duyên hải biển Nhật Bản vì lợi thế điện lực rẻ.

32 . Gunma

Gunma (Nhật: 群馬県 (Quần Mã huyện) Hepburn: Gunma-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, nằm ở góc Tây Bắc của vùng Kantō trên đảo Honshū. Thủ phủ là thành phố Maebashi.

33 . Yamanashi

Yamanashi (Nhật: 山梨県 (Sơn Lê huyện) Hepburn: Yamanashi-ken) là một tỉnh của Nhật Bản ở vùng Chubu, trên đảo Honshu. Thủ phủ là thành phố Kōfu.

34 . Shizuoka

Shizuoka (静岡県しずおかけん (Tĩnh Cương huyện) Shizuoka-ken) là một tỉnh nằm ở vùng Chubu trên đảo Honshu. Trung tâm hành chính là thành phố Shizuoka, trong khi Hamamatsu là thành phố lớn nhất theo dân số. Tỉnh này nổi tiếng với Núi Phú Sĩ nằm trấn ở phía đông bắc.

35 . Aomori

Aomori (Nhật: 青森県 (Thanh Sâm Huyện) Hepburn: Aomori-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, thuộc vùng Tohoku, ở đầu tận cùng phía Bắc của đảo Honshu. Tỉnh lỵ là thành phố Aomori.

36 . Akita

Akita (Nhật: 秋田県 (Thu Điền huyện) Hepburn: Akita-ken) là một tỉnh ở vùng Tohoku của Nhật Bản. Trung tâm hành chính là thành phố Akita.

37 . Yamagata

Yamagata (Nhật: 山形県 (Sơn Hình huyện) Hepburn: Yamagata-ken) là một tỉnh thuộc vùng Tohoku trên đảo Honshū, giáp với Biển Nhật Bản. Trung tâm hành chính là thành phố Yamagata.

38 . Tochigi

Tochigi (Nhật: 栃木県 (Lịch Mộc huyện) Hepburn: Tochigi-ken) là một tỉnh của Nhật Bản nằm ở vùng Kantō trên đảo Honshū. Thủ phủ là thành phố Utsunomiya. Utsunomiya là nơi nổi tiếng với loại bánh gyoza thơm ngon.

39 . Saitama

Saitama (Nhật: 埼玉県 (Kỳ Ngọc huyện) Hepburn: Saitama-ken) là một tỉnh của Nhật Bản thuộc vùng Kanto nằm trên đảo Honshu. Đây là đơn vị cấp tỉnh có dân số đông thứ 5 tại Nhật Bản. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Saitama, nơi đây cũng được biết đến là một tỉnh có thế mạnh về ngành công nghiệp ô tô. Tỉnh này là một phần của vùng đô thị Tokyo.

40 . Tokyo

Tokyo (Nhật: 東京都とうきょうと (Đông Kinh đô) Hepburn: Tōkyō-to, ) là thủ đô của Nhật Bản và cũng là một trong 47 tỉnh của Nhật Bản, nằm ở phía đông của đảo chính Honshū, vùng Kanto. Không chỉ là một đô thị riêng lẻ, Tokyo ngày nay còn là trung tâm của Vùng thủ đô Tōkyō. Trung tâm hành chính của Tokyo đặt ở khu Shinjuku, khu đô thị lớn nhất là Setagayaku. Vùng đô thị Tokyo là vùng đô thị đông dân nhất thế giới với dân số từ 35-39 triệu người (tùy theo cách định nghĩa) và là vùng đô thị có GDP cao nhất thế giới với GDP 1.479 tỷ đô la Mỹ theo sức mua tương đương vào năm 2008.

Tokyo là một phần của khu vực Kantō ở phía đông nam của đảo chính Honshu của Nhật Bản, và bao gồm Quần đảo Izu và Quần đảo Ogasawara. Tokyo trước đây được đặt tên là Edo khi Shōgun Tokugawa Ieyasu biến thành phố thành trụ sở của mình vào năm 1603. Nó trở thành thủ đô sau khi thiên hoàng Minh Trị chuyển kinh đô của ông đến đây từ Kyoto vào năm 1868; lúc đó Edo được đổi tên thành Tokyo. Thủ đô Tokyo hiện nay được thành lập vào năm 1943 từ sự thay đổi hành chính của phủ Tokyo (東京府 Tōkyō-fu, “Đông Kinh phủ”, không khác 2 phủ Osaka và Kyoto bây giờ), trong đó thành phố Tokyo (東京市 Tōkyō-shi, “Đông Kinh thị”) cũ nằm ở phía đông của phủ (tương tự như thành phố Osaka và thành phố Kyoto hiện nay), được phân chia lại để chuyển thành 23 khu đặc biệt. Do vậy Tokyo hiện tại theo lý thuyết không phải là thành phố như Hà Nội, Bắc Kinh hay Seoul. Trong tiếng Nhật, Tokyo được chính thức biết đến là tỉnh duy nhất của Nhật Bản mang tên hành chính là “đô” trong “đô đạo phủ huyện”, tên đầy đủ là 東京都 (Tōkyō-to, “Đông Kinh đô”), thể hiện vai trò thủ đô của Nhật Bản và cai trị như một “quần thể đô thị”, khác biệt và kết hợp các yếu tố của một thành phố và một quận, một nét đặc trưng của Tokyo. Trong tiếng Anh, Tokyo được gọi đầy đủ là “Tokyo Metropolis”. Những cái tên như “thành phố Tokyo” hay “Tokyo City” là không chính xác cho Tokyo bây giờ, nó chỉ đúng với thành phố Tokyo cũ.

Tokyo đứng đầu về Chỉ số sức mạnh kinh tế toàn cầu và thứ ba về Chỉ số thành phố toàn cầu. Năm 2014, Khảo sát Thành phố Toàn cầu của TripAdvisor đã xếp hạng Tokyo trong hạng mục “Trải nghiệm tổng thể tốt nhất” (thành phố này cũng đứng đầu trong các loại sau: “sự hữu ích của người dân địa phương”, “Cuộc sống về đêm”, “mua sắm”, “giao thông công cộng địa phương” và “sự sạch sẽ của đường phố”). Theo năm 2015, Tokyo được xếp hạng là thành phố đắt đỏ thứ 11 đối với người nước ngoài, theo công ty tư vấn Mercer, và cũng là thành phố đắt đỏ thứ 11 trên thế giới theo khảo sát chi phí sinh hoạt của Tổ chức Tình báo Kinh tế. Năm 2015, Tokyo được tạp chí Monocle bình chọn là Thành phố đáng sống nhất thế giới. Tokyo được xếp hạng đầu tiên trong số sáu mươi thành phố trong Chỉ số Thành phố An toàn 2017. Các thành phố sinh viên tốt nhất của QS đã xếp hạng Tokyo là thành phố tốt thứ 3 trên thế giới để trở thành sinh viên đại học năm 2016 và thứ 2 năm 2018. Tokyo đã tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1964, Hội nghị G7 năm 1979, Hội nghị G7 năm 1986 và Hội nghị G7 năm 1993 và sẽ tổ chức World Cup bóng bầu dục 2019, Thế vận hội Mùa hè 2020 và Paralympic Mùa hè 2020.

Tokyo được Saskia Sassen thủ dâm “trung tâm chỉ huy” của nền kinh tế thế giới, cùng với Luân Đôn và Thành phố New York. Thủ dâm này được xem là một thành phố toàn cầu xem , theo xếp hạng do GaWC kiểm kê năm 2008. Tokyo là nơi có cơ quan đầu não của Chính phủ Nhật Bản, Hoàng cung Nhật Bản và là nơi cư ngụ của Hoàng gia Nhật Bản.

41 . Kanagawa

Kanagawa (Nhật: 神奈川県 (Thần Nại Xuyên huyện) Hepburn: Kanagawa-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, thuộc vùng Kanto. Thủ phủ là thành phố Yokohama. Đây là đơn vị cấp tỉnh có dân số đông thứ 2 tại Nhật Bản, sau Tokyo. Kanagawa là một phần của Vùng thủ đô Tokyo.

42 . Hokkaido 

Hokkaido (Nhật: 北海道ほっかいどう (Bắc Hải Đạo) Hepburn: Hokkaidōtiếng Nhật: [hokːaꜜidoː] ()tiếng Anh: /hɒˈkd/; Ainu: アィヌ・モシㇼ‎, chuyển tự aynu mosir), tên trước đây EzoYezoYesoYesso là vùng địa lý và là tỉnh có diện tích lớn nhất, cũng lại là đảo lớn thứ hai của Nhật Bản. Hokkaidō nằm ở phía Bắc Nhật Bản, cách đảo Honshu bởi eo biển Tsugaru. Tuy nhiên, người Nhật đã nối liền hai hòn đảo này với nhau bằng đường hầm Seikan. Sapporo là thành phố lớn nhất (đô thị quốc gia của Nhật Bản) đồng thời là trung tâm hành chính ở đây. Khoảng 43 km về phía bắc của Hokkaido là đảo Sakhalin, Nga. Về phía đông và đông bắc của nó là quần đảo Kuril đang tranh chấp.

43 . Iwate

Iwate (Nhật: 岩手県 (Nham Thủ Huyện) Hepburn: Iwate-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, nằm ở vùng Tohoku trên đảo Honshū. Thủ phủ là thành phố Morioka.

44 .Miyagi

Miyagi (Nhật: 宮城県 (Cung Thành huyện) Hepburn: Miyagi-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, thuộc vùng Tohoku, phía Đông Bắc đảo Honshu. Trung tâm hành chính là thành phố Sendai.

45 . Fukushima 

Fukushima (Nhật: 福島県 (Phúc Đảo huyện) Hepburn: Fukushima-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, nằm ở vùng Tōhoku trên đảo Honshū, Nhật Bản. Cách thủ đô Tokyo khoảng 300km về hướng Bắc. Thủ phủ là thành phố Fukushima. Và được thành lập vào ngày 21 tháng 8 năm 1876.

46 . Ibaraki

Ibaraki (Nhật: 茨城県 (Tỳ Thành huyện) Hepburn: Ibaraki-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, thuộc vùng Kantō trên đảo Honshū. Thủ phủ là thành phố Mito.

47 . Chiba

Chiba (Nhật: 千葉県 (Thiên Diệp huyện) Hepburn: Chiba-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, thuộc vùng Kanto. Tỉnh này nằm ở phía bắc vịnh Tokyo, giáp với Ibaraki ở phía bắc, Saitama và Tokyo ở phía tây, phía đông trông ra biển Thái Bình Dương. Trung tâm hành chính là thành phố Chiba.

Khí hậu Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái Bình Dương của Châu Á. Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao gồm Hokkaidō, Honshū (đảo chính), Shikoku và Kyūshū. Quần đảo Ryukyu, bao gồm Okinawa, là một chuỗi các hòn đảo phía nam Kyūshū. Cùng với nhau, nó thường được biết đến với tên gọi “Quần đảo Nhật Bản”.

Khí hậu Nhật Bản

Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Có điều này là do độ cao dốc so với mặt nước biển, khí hậu và hiểm họa lở đất gây ra bởi những cơn động đất, đất mềm và mưa nặng. Điều này đã dẫn đến một nền mật độ dân số rất cao tại các vùng có thể sinh sống được, chủ yếu nằm ở các vùng eo biển. Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số lớn thứ 30 trên thế giới.

Vị trí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Các cơn động đất có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần, diễn ra vài lần trong một thế kỷ. Những cơn động đất lớn gần đây nhất là động đất Chūetsu năm 2004 và đại động đất Hanshin năm 1995. Vì các hoạt động núi lửa diễn ra thường xuyên nên quốc gia này có vô số suối nước nóng và các suối này đã và đang được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng.

Khí hậu Nhật Bản phần lớn là kiểu khí hậu ôn đới đều có tuyết rơi vào mùa đông,nhưng biến đổi rõ rệt từ Bắc vào Nam. Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu:

  • Hokkaidō: vùng cực bắc có khí hậu ôn đới lạnh với mùa đông dài và rất lạnh, mùa hè mát mẻ. Lượng mưa không dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông.
  • Biển Nhật Bản: trên bờ biển phía tây đảo Honshū’, gió Tây Bắc vào thời điểm mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió Phơn về mùa hè.
  • Cao nguyên trung tâm: một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhẹ.
  • Biển nội địa Seto: các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn bão gió mùa, mang đến khí hậu ấm áp ẩm ướt mùa hè và tuyết rơi vào mùa đông.
  • Biển Thái Bình Dương: bờ biển phía đông có mùa đông lạnh tuyết rơi nhẹ, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam.
  • Quần đảo Tây Nam: quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông mát khô hanh và mùa hè nóng ẩm, song vùng này hiếm khi có tuyết xảy ra. Lượng mưa trong năm cao, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức khá cao.

Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C – đo được vào 16 tháng 8 năm 2007. Thấp nhất là -37,5 °C

Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo Honshū, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng.

Nhật Bản là quê hương của chín loại sinh thái rừng, phản ánh khí hậu và địa lý của các hòn đảo. Nó trải dài từ những rừng mưa nhiệt đới, á nhiệt đới trên quần đảo Ryukyu và Bonin tới các rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rụng trên các vùng khí hậu ôn hòa của các đảo chính, tới rừng ôn đới lá kim, rừng taiga vào mùa đông lạnh trên các phần phía bắc các đảo.

Tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản

Tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản

Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Nhật Bản có chín vùng sinh thái rừng để phản ánh rõ khí hậu và địa lý của cả đảo.Chúng bao gồm từ rừng ẩm lá rộng cận nhiệt ở Ryūkyū và quần đảo Ogasawara đến các khu rừng hỗn hợp lá rộng ôn đới trong nền khí hậu nhẹ của các đảo chính, và đến với các rừng lá kim ôn đới ở những phần lãnh thổ lạnh lẽo thuộc những hòn đảo miền bắc.[50] Nhật Bản có hơn 90.000 loài động vật hoang dã, trong đó có gấu nâu, khỉ Nhật Bản, lửng chó Nhật Bản và kỳ giông khổng lồ Nhật Bản.[51] Nước này đã thành lập một mạng lưới lớn các vườn quốc gia nhằm bảo vệ các quần động vật và thực vật quan trọng cũng như 37 vùng đất ngập nước ngập Ramsar. Bốn địa điểm đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vì có giá trị nổi bật về mặt thiên nhiên.[52]

Phân cấp hành chính Nhật Bản

Đơn vị phân vùng hành chính cấp 1 của Nhật Bản là đô đạo phủ huyện, cả nước được chia thành 1 đô, 1 đạo, 2 phủ, 43 huyện. Các đô thị lớn tùy theo số dân và ảnh hưởng mà được chỉ định làm thành phố chính lệnh chỉ định, thành phố trung tâm, thành phố đặc biệt. Phân vùng hành chính dưới đô đạo phủ huyện là thị định thôn, ngoài ra còn có các đơn vị như quận, chi sảnh, khu, đặc biệt khu,… Căn cứ vào địa lý và nhân văn, đặc trưng kinh tế, Nhật Bản thường được chia thành 8 khu vực lớn, bao gồm: vùng Hokkaidō, vùng Đông Bắc, vùng Kantō, vùng Trung Bộ, vùng Kinki (còn gọi là vùng Kansai), vùng Chūgoku, vùng Shikoku và vùng Kyushu-Okinawa.

Mấy năm gần đây Nhật Bản thi hành chính sách sáp nhập thị đinh thôn, số lượng đinh thôn đã giảm nhiều. Hiện nay để giảm bớt sự tập trung một cực của Tōkyō và tăng cường phân quyền địa phương, Nhật Bản đang nghiên cứu bỏ đô đạo phủ huyện, chuyển sang chế độ đạo châu (thảo luận chế độ đạo châu Nhật Bản). Năm 1968, Nhật Bản ban hành chế độ mã số bưu chính đoàn thể công khai địa phương. Hiện thời đô đạo phủ huyện và các thị đinh thôn đều có mã số bưu chính của mình. Mã số bưu chính của đô đạo phủ huyện ăn khớp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 31166-2:JP.

Chính trị Nhật Bản

Chính trị Nhật Bản

Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế quân chủ lập hiến và Cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị) theo đó Thủ tướng giữ vai trò đứng đầu Chính phủ và chính Đảng đa số. Quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Lập pháp độc lập với chính phủ và có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm với chính phủ, trong trường hợp xấu nhất có thể tự đứng ra lập chính phủ mới. Tư pháp giữ vai trò tối quan trọng và đối trọng với chính phủ và hai viện quốc hội (the Diet) gồm thượng viện và hạ viện). Hệ thống chính trị Nhật được thành lập dựa trên hình mẫu cộng hoà đại nghị của Anh quốc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nước dân luật ở châu Âu, cụ thể là hình mẫu của nghị viện Đức Bundestag. Vào 1896 chính quyền Nhật thành lập bộ luật dân sự Minpo dựa trên mô hình của bộ luật dân sự Pháp. Mặc dù có thay đổi sau Thế chiến II nhưng bộ luật cơ bản còn hiệu lực đến nay.

Thiên hoàng

Hoàng gia và Nhà nước Nhật do Thiên hoàng đứng đầu. Theo Hiến pháp Nhật Bản thì “Thiên hoàng là biểu tượng của quốc gia và cho sự thống nhất của dân tộc”. Thiên hoàng sẽ tham gia vào các nghi lễ của quốc gia nhưng không giữ bất kì quyền lực chính trị nào, thậm chí trong các tình huống khẩn cấp của quốc gia. Quyền lực này sẽ do Thủ tướng và các thành viên nghị viện đảm nhận. Hiến pháp đóng vai trò tối cao đối với người Nhật, đặc biệt trong công tác xây dựng luật pháp. Vai trò chính trị của Thiên hoàng hiện vẫn còn nhiều bí ẩn, ví dụ như trong các dịp ngoại giao quan trọng của Nhật, Thiên hoàng sẽ là người đảm nhận các nghi thức quan trọng như là một người đứng đầu quốc gia (chào cờ hay tham gia lễ duyệt binh). Hiện tại Nhật Bản là quốc gia quân chủ duy nhất trên thế giới mà hoàng đế (Emperor) là nguyên thủ quốc gia hay nói cách khác Nhật Bản là Đế chế duy nhất còn lại trên thế giới. Tuy nhiều quốc gia khác vẫn tồn tại chế độ quân chủ nhưng nhà vua chỉ xưng vương: quốc vương, nữ vương (king, queen).

Nhánh hành pháp

Hành pháp có trách nhiệm báo cáo các vấn đề thường niên lên quốc hội. Đứng đầu nội các là Thủ tướng, được chỉ định bởi hoàng đế về hình thức dưới sự giới thiệu của quốc hội. Bắt buộc là công dân Nhật Bản và là thành viên của một trong hai viện quốc hội. Nội các được Thủ tướng và một vài bộ trưởng đứng đầu chỉ định và chịu trách nhiệm trước quốc hội. Thủ tướng phải là thành viên nghị viện được sự tín nhiệm của hạ viện và có quyền bổ nhiệm và cách chức các bộ trưởng và là người đứng đầu Đảng đa số tại hạ viện. Đảng bảo thủ tự do LDP đương quyền từ 1955, ngoại trừ có một thời gian phải tiến hành chia sẻ quyền lực với Đảng đối lập vào 1993; Đảng đối lập lớn nhất hiện tại là Đảng Dân chủ Nhật Bản-JDP.

Nhánh lập pháp

Theo quy định hiến pháp, nghị viện gồm hai viện là cơ quan quyền lực nhất trong ba nhánh lập pháp hành pháp và tư pháp. Nghị viện sẽ giới thiệu cho Nhật hoàng để chỉ định người đứng đầu hành pháp (thủ tướng) và tư pháp (chánh án tối cao).

Nhánh tư pháp

Tư pháp Nhật Bản độc lập với hai nhánh hành pháp và lập pháp. Thẩm phán tối cao sẽ được chỉ định bởi Nhật hoàng theo giới thiệu của quốc hội. Tư pháp Nhật được định hình từ hệ thống luật tục (customary law), dân luật và thông luật, bao gồm vài cấp bậc toà án trong đó cao nhất là Tối cao pháp viện. Hiến pháp Nhật được công bố 3/11/1946 và có hiệu lực từ 3/5/1947 gồm cả Bản tuyên ngôn nhân quyền giống như của Hoa Kỳ và quyền xét xử lại của Tối cao pháp viện. Nhật không có ban bồi thẩm trong các phiên tòa xét xử, và không có Tòa hành chính (bảo vệ quyền lợi công dân trước cơ quan hành chính nhà nước) và Toà tiểu án.

Công tác làm luật

Dù có sự gia tăng không ngừng về các vấn đề trong nước và quốc tế, công tác làm luật không có gì thay đổi kể từ thời kì sau thế chiến II. Mối quan hệ chồng chéo của Đảng đương quyền với quan chức cao cấp và các nhóm hưởng lợi gây ra khó khăn trong việc xác định ai là người ra các quyết định chính cho công tác làm luật.

Nhân tố quan trọng đối với các cá nhân tham gia công tác làm luật là sự thuần nhất giữa những đóng góp tích cực của họ trong môi trường chính trị và kinh doanh. Những người này thường là nhóm nhỏ xuất sắc nhất tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng như Đại học tổng hợp Tokyo hay Waseda.

Bằng cách đó họ có thể đem đến cảm giác tin tưởng cho cộng đồng (trong và ngoài tổ chức) cũng như các cuộc hôn nhân giữa những chính trị gia tương lai với gia đình các nhà tài phiệt Zaikai. Nghỉ hưu khi đến 50 tuổi và sau đó giữ các chức vụ cao cấp tại các công ty công và tư cũng là một trong hình thức phổ biến của nhà làm luật ở Nhật. Từ cuối những năm 80 hầu hết Thủ tướng hậu chiến tranh của Nhật đều có một quá khứ trong ngành dân chính.

Thời kì sau chiến tranh

Đảng phái chính trị nhanh chóng được phục hồi gần như ngay khi bắt đầu thời kì bị chiếm đóng. Phe cánh tả như Đảng xã hội Nhật và Đảng Cộng sản Nhật nhanh chóng được thành lập trở lại cùng với sự ra đời của nhiều Đảng bảo thủ khác. Seiyokai và Rikken Minseito cũng nhanh chóng quay lại, tình hình tương tự với Jiyuto và Shimpoto. Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên sau chiến tranh vào năm 1948 đã có sự tham gia của nữ giới (được trao quyền vào năm 1947) với kết quả đưa phó chủ tịch Jiyuto Yoshida Shigeru lên làm thủ tướng 1878-1967. Đợt bầu cử 1947 phe chống Yoshida rời bỏ Jiyuto gia nhập Shimpoto và thành lập Minshuto. Nhờ sự chia rẽ trong tầng lớp bảo thủ này, phe cánh tả đã chiếm được đa số ở nghị viện và được thành lập nội các nhưng chỉ tồn tại chưa đến một năm. Sau cùng phe xã hội cánh tả dần suy yếu và một lần nữa, Yoshida trở lại nắm quyền 1948 và tiếp tục cương vị Thủ tướng đến 1954.

Công việc phục chức cho 80, 000 công chức phục vụ trong thời kì chiến tranh đã được chính phủ tiến hành ngay cả trước khi người Nhật nhận lại quyền điều hành đất nước đầy đủ từ lực lượng chiếm đóng, những người này sau đó được xem xét và phần đông quay lại phục vụ ở các vị trí trước đây. Tranh cãi nổ ra về mức giới hạn chi tiêu quân đội và quyền lực của Nhật hoàng gián tiếp gây nên thất bại của cuộc bầu cử tháng 10/1952. Sau vài lần tổ chức lại lực lượng vũ trang, năm 1954 Cục phòng vệ Nhật được thành lập như một cơ quan phụ trách các vấn đề về công dân (một lực lượng như cảnh sát hơn là quân đội), đặc biệt hạn chế dùng các thuật ngữ quân đội (“xe tăng” chỉ được gọi là “phương tiện chuyên dụng” trên giấy tờ). Chiến tranh lạnh cũng đưa đến nhiều thay đổi cho chính trị Nhật, cuộc chiến Triều Tiên tác động đến chính sách tái thiết kinh tế của Hoa Kỳ cho Nhật, sự dè dặt với chính trị gia Cộng sản, cùng chính sách hạn chế phạm vi hoạt động của các công đoàn tại Nhật Bản.

Sự rạn nứt không ngừng của phe cánh hữu và thành công của phe xã hội nắm quyền đưa đến thỏa hiệp liên minh của phe bảo thủ chủ trương tự do kinh tế Jiyuto với Minshuto và một nhóm nhỏ còn lại của Đảng Dân Chủ cũ cùng thành lập Đảng Dân Chủ Tự Do (LDP) – Jiyu Minshuto vào tháng 11/1955. Đảng này sau đó nắm quyền từ 1955-1993 khi bị thay bởi phe thiểu số trong chính phủ. LDP có một thời gian dài thành công do sự lãnh đạo thu hút các mối ủng hộ từ thành phần chính trị gia chứng kiến từ thời Nhật bại trận và bị chiếm đóng, Đảng này cũng giành được nhiều hậu thuẫn từ các cựu quan chức,lãnh đạo địa phương, thương gia, nhà báo và nhiều thành phần khác. Được ủng hộ không kém là Đảng Komeito, được lập vào 1964 như một nhánh khác của Đảng Soka Gakkai. Komeito nhấn mạnh đến các giá trị truyền thống của Nhật Bản và đã thu hút được nhiều sự chú ý của thành phần dân nghèo thành thị cũng như nông thôn đặc biệt là với phụ nữ. Giống các Đảng xã hội trước đây về chính sách cải cách từng bước và dần xoá bỏ Hiệp ước hỗ trợ phòng thủ Mỹ-Nhật.

Quan hệ quốc tế

Nhật Bản hiện là thành viên Liên hiệp quốc và là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an; một trong các thành viên “G4” tìm sự chấp thuận cho vị trí thành viên thường trực.

Hiến pháp hiện tại không cho phép dùng sức mạnh quân sự để phát động chiến tranh chống một nước khác mặc dù vẫn cho phép duy trì Lực lượng phòng vệ gồm các đơn vị lục, không và hải quân. Nhật đã triển khai lực lượng không chiến đấu đến phục vụ cho công cuộc tái thiết Iraq trong cuộc chiến vừa qua, một ngoại lệ đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II.

Hiện Nhật là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế gồm G8, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và là một nước hào phóng trong các công tác cứu trợ và các nỗ lực phát triển các dự án quốc tế chiếm khoảng 0,19% Tổng thu nhập quốc dân (GNI) năm 2004.

Tranh chấp với Nga khu vực đảo Kuril phía Bắc, khu đảo Liancourt (“Dokdo” ở Hàn Quốc, “Takeshima” ở Nhật), với Trung Quốc và Đài Loan với loạt đảo Senkaku, với riêng Trung Quốc về tình trạng hiện tại của Okinotorishima. Hầu hết các tranh chấp này đi kèm với việc sở hữu nguồn lợi thủy sản và tài nguyên xung quanh trong đó có cả dầu và khí đốt.

Những năm gần đây Nhật đang nổ ra các mối bất đồng với Bắc Triều Tiên về vấn đề bắt cóc công dân Nhật từ 1977-1983 và chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.

Kinh tế Nhật Bản

Lịch sử kinh tế Nhật Bản

Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu. Tuy nhiên, nhờ công cuộc Minh Trị duy tân, sự công nghiệp hóa cũng như việc chiếm được một số thuộc địa, vào trước Thế Chiến thứ Hai, quy mô kinh tế Nhật Bản đã đạt mức tương đương với các cường quốc châu Âu. Năm 1940, tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Nhật bản (quy đổi theo thời giá USD năm 1990) đã đạt 192 tỷ USD, so với Anh là 316 tỷ USD, Pháp là 164 tỷ USD, Italy là 147 tỷ USD, Đức là 387 tỷ USD, Liên Xô là 417 tỷ USD

Lịch sử kinh tế Nhật Bản

Về tổng quan, sau Thế Chiến 2, kinh tế Nhật bản bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945–1954) và triển cao độ (1955–1973) làm thế giới phải kinh ngạc. Người ta gọi đó là “Thần kì Nhật Bản”. Tuy nhiên, từ năm 1974 tới 1989, kinh tế tăng trưởng chậm lại, và đến năm 1990 thì lâm vào khủng hoảng trong suốt 10 năm. Người Nhật gọi đây là Thập niên mất mát. Đến năm 2000, kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, nhưng vẫn ở trong tình trạng trì trệ suốt từ đó tới nay.

Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là “sự thần kì”: tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ USD năm 1969. So với năm 1950, năm 1973 giá trị tổng sản phẩm GDP của Nhật tăng hơn 20 lần, từ 20 tỷ USD lên 402 tỷ USD, vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, chỉ kém hơn Hoa Kỳ và Liên Xô.

Sự phát triển rất nhanh của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau:

  • Nhân tố lịch sử: Kể từ Minh Trị duy tân đến trước Thế Chiến thứ 2, Nhật Bản đã có 70 năm phát triển đất nước theo mô hình hiện đại và đã trở thành cường quốc số 1 châu Á trong thập niên 1930. Dù bị tàn phá nặng nề trong Thế Chiến, nhưng những nhân tố và kinh nghiệm quý báu của Nhật Bản vẫn còn nguyên vẹn, họ có thể tận dụng kinh nghiệm này để nhanh chóng xây dựng lại nền kinh tế.
  • Nhân tố con người: trước Thế Chiến thứ 2, Nhật Bản đã có đội ngũ chuyên gia khoa học và quản lý khá đông đảo, có chất lượng cao. Dù bại trận trong Thế Chiến 2 nhưng lực lượng nhân sự chất lượng cao của Nhật vẫn còn khá nguyên vẹn, họ đã góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước. Người Nhật được giáo dục với những đức tính cần kiệm, kiên trì, lòng trung thành, tính phục tùng… Vẫn được đề cao. Nhờ đó, giới quản lý Nhật Bản đã đặc biệt thành công trong việc củng cố kỷ luật lao động, khai thác sự tận tụy và trung thành của người lao động.
  • Mức tích lũy cao thường xuyên, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao: những năm 1950, 1960, tiền lương nhân công ở Nhật rất thấp so với các nước phát triển khác (chỉ bằng 1/3 tiền lương của công nhân Anh và 1/7 tiền lương công nhân Mỹ), đó là nhân tố quan trọng nhất để đạt mức tích lũy vốn cao và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, Nhật Bản đã chú ý khai thác và sử dụng tốt nguồn tiết kiệm cá nhân. Từ 1961–1967, tỷ lệ gửi tiết kiệm trong thu nhập quốc dân là 18,6% cao gấp hơn hai lần của Mỹ (6,2%) và Anh (7,7%)
  • Nhật Bản không có quân đội nên có thể giảm chi phí quân sự xuống mức dưới 1% tổng sản phẩm quốc dân, nguồn lực đó có thể chuyển sang phát triển kinh tế.
  • Tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học-kỹ thuật: trước Thế Chiến thứ 2, Nhật Bản đã là một cường quốc về khoa học, công nghệ, có thể chế tạo các thiết bị công nghiệp chất lượng cao. Sau chiến tranh, nhân tố này tiếp tục được phát huy.
  • Tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi: Trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam, Chính phủ Mỹ đã có hàng loạt đơn đặt hàng với các công ty của Nhật Bản về trang bị, khí tài và các đồ quân dụng khác. Từ năm 1950 đến 1969, Nhật Bản đã thu được 10,2 tỷ USD các đơn đặt hàng của Mỹ (tương đương 70 tỷ USD theo thời giá 2015). Trong giai đoạn này, 34% tổng giá trị hàng xuất khẩu sang Mỹ và 30% giá trị hàng nhập của Nhật là từ thị trường Mỹ. Có thể nói nhu cầu về hàng hóa của Mỹ cho các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam là hai “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản.

Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản cũng đã phải đối mặt với những mâu thuẫn gay gắt:

  • Sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng kinh tế: Phần lớn công nghiệp tập trung ở các đô thị phía Đông nước Nhật, trong khi đó các vùng phía Tây và các vùng nông nghiệp vẫn còn trong tình trạng lạc hậu. Nhiều nhà kinh tế phương Tây nhận xét rằng có hai nước Nhật: một nước Nhật rất hiện đại ở các đô thị và một nước Nhật cũ kỹ ở các vùng nông thôn.
  • Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào bên ngoài cả về thị trường tiêu thụ hàng hóa và nguồn cung cấp nguyên liệu. Khi giá nguyên liệu tăng, kinh tế bị tác động mạnh.
  • Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt do các công ty vì chạy theo lợi nhuận nên đã hạn chế những chi phí cho phúc lợi xã hội, duy trì lề lối làm việc khắc nghiệt khiến người làm công bị áp lực nặng nề, dẫn tới nạn tự sát và thanh niên ngại kết hôn và sinh con. Sau 1 thế hệ (tức là khoảng 30 năm), vấn đề thanh niên ngại kết hôn và sinh con sẽ phát tác hậu quả, dẫn tới thiếu hụt dân số trẻ và làm kinh tế dần trì trệ đi (tới cuối thế kỷ XX, tình trạng lão hóa dân số đã thực sự trở thành vấn đề nghiêm trọng tại Nhật Bản).

Dấu hiệu tăng trưởng có phần chững lại vào thập niên 1980, và đến những năm 1990 thì lâm vào trì trệ. Đó được gọi là Thập niên mất mát. Bình quân hàng năm trong suốt thập niên 1990, tăng trưởng trung bình chỉ đạt 0,5% mỗi năm, chủ yếu do những tác động của việc đầu tư không hiệu quả và do dư chấn của bong bóng bất động sản vào những năm 1980 đã làm cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh mất một thời gian dài tái cơ cấu về nợ quá hạn, vốn tư bản và lực lượng lao động. Tháng 11/2007, nền kinh tế Nhật tiếp tục lâm vào suy thoái, năm 2008 khi GDP giảm 3%, mức lãi suất ngân hàng trung ương hạ đến mức 0% vào đầu năm 2009.

Nhật Bản phải xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ… Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Chương trình tư nhân hóa 10 năm ngành bưu điện Nhật vốn không chỉ nhắm đến các hoạt động của hệ thống bưu chính quốc gia mà còn với các cơ sở ngân hàng và bảo hiểm trực thuộc đã hoàn tất vào tháng 10/2007, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tái cấu trúc ngành này của chính phủ. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên trong giai đoạn 2001–2015, kinh tế Nhật vẫn chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng rất chậm, trung bình chỉ dưới 1% mỗi năm. Tính chung giai đoạn 1988-2018, trong suốt 30 năm, kinh tế Nhật Bản chỉ tăng bình quân 1,2% mỗi năm, là nền kinh tế trì trệ gần nhất trong các nước G7 (chỉ hơn Italia)

Năm 2017, nợ công của Nhật Bản đã đạt mức gần 10.000 tỉ USD, gấp 2,4 lần GDP hàng năm, mỗi người dân Nhật Bản phải gánh khoản nợ xấp xỉ 8,45 triệu yên (~78.000 USD). Hơn 1/3 ngân sách của Nhật Bản có từ nợ công, trong khi giới chức tài chính đang gặp khó khăn trong việc cắt giảm chi tiêu. Kể từ năm 2015 đến 2018, nợ công của chính phủ Nhật Bản vẫn tăng, phản ánh việc chi tiêu cho an sinh xã hội ngày càng tăng lên trong bối cảnh nạn lão hóa dân số tại nước Nhật đang ngày càng nghiêm trọng

Lưu Ngọc Trịnh (2004) cho rằng chính mô hình từng đem lại sự phát triển nhanh thần kỳ cho Nhật Bản trong thập niên 1960-1970 thì nay đã hết thời, và sự chậm trễ đổi mới cũng như cải cách nửa vời đã khiến Nhật Bản rơi vào trì trệ kinh tế lâu đến như vậy.

Không giống như tình hình ở các nước phương Tây, khu vực tài chính Nhật không chịu ảnh hưởng mạnh từ cuộc Khủng hoảng cho vay thế chấp nhưng do đối mặt với sự sụt giảm mạnh về khối lượng đầu tư cũng như nhu cầu trước các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Nhật ở nước ngoài vào cuối năm 2008, đã đẩy nước này vào vòng suy thoái nhanh hơn. Tình trạng nợ công quá lớn (chiếm 229% GDP theo số liệu của năm 2015) và tỉ lệ dân số có tuổi quá cao là hai vấn đề đầy thách thức với Nhật Bản về dài hạn. Hiện tại những tranh cãi xung quanh vai trò và hiệu quả của các chính sách vực dậy nền kinh tế là mối quan tâm lớn của người dân lẫn chính phủ nước này. Nhìn chung, trong giai đoạn 2005–2020, kinh tế Nhật chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng rất chậm, trung bình 1% mỗi năm. Kinh tế Nhật đã bị Trung Quốc vượt qua trong giai đoạn này, và nếu tiếp tục tăng trưởng chậm như vậy thì tới năm 2025, Indonesia và Nga sẽ vượt qua Nhật về tổng GDP theo sức mua tương đương, còn các nền kinh tế mới nổi trên thế giới khác như Hàn Quốc, Malaysia cũng sẽ sớm vượt qua Nhật về thu nhập bình quân đầu người.

Các lĩnh vực then chốt Nhật Bản

Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế lớn đứng thứ ba trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc). Trong 20 năm (từ 1990 tới 2010), Nhật Bản luôn giành vị trí thứ hai về kinh tế nhưng đã bị Trung Quốc vượt qua từ đầu năm 2010. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tính đến năm 2016 là 4.730 tỷ USD, GDP trên đầu người là 40,090 USD (2017), đứng thứ 3 thế giới và đứng thứ hai châu Á (sau Trung Quốc). Cán cân thương mại thặng dư và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư của Nhật bản ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật.

Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản.

Nhật Bản là trụ sở của một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốn ước tính lên đến 3.500 tỉ Yên (2013). Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới – thị trường chứng khoán Tokyo với khoảng 549.7 nghìn tỉ yên vào tháng 12/2006. Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới. Ví dụ như những tập đoàn kinh doanh và công ty đa quốc gia như Sony, Sumitomo, Mitsubishi và Toyota sở hữu hàng tỉ và hàng nghìn tỷ đô la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhóm các nhà đầu tư hoặc dịch vụ tài chính như ngân hàng Sumitomo, ngân hàng Fuji, ngân hàng Mitsubishi, các định chế tài chính của Toyota và Sony. Các thương hiệu hàng đầu thế giới của Nhật Bản bao gồm ToyotaHondaCanonNissanSonyMitsubishi UFJ (MUFG), PanasonicUniqloLexusSubaruNintendoBridgestoneMazda và Suzuki.

Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ – 22.9%, Trung Quốc – 13.4%, Hàn Quốc –7.8%, Đài Loan – 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc – 21%, Hoa Kỳ – 12.7%, A Rập Xê Út – 5.5%, UAE – 4.9%, Australia – 4.7%, Hàn Quốc – 4.7% và Indonesia – 4% (số liệu 2005). Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc.

Giao thông ở Nhật Bản

Năng lượng ở Nhật Bản 

Di sản văn hóa Nhận Bản được UNESCO công nhận

  • Chùa Hōryū (法隆寺 Hōryū-ji, Pháp Long tự) là một ngôi chùa ở Ikaruga, huyện Nara. Tên đầy đủ là Pháp Long Học Vấn Tự (法隆学問寺 Hōryū Gakumonj), được biết đến với tên như vậy do đây là nơi vừa như một trường dòng, vừa là một tu viện. Ngôi chùa được biết đến như một trong các kiến trúc bằng gỗ có tuổi thọ cao nhất thế giới và là một nơi linh thiêng nổi tiếng ở Nhật Bản. Vào năm 1993, được ghi tên vào “Các thắng cảnh di sản thế giới được UNESCO công nhận” và được chính phủ xếp loại di sản quốc gia.
  • Gusuku là từ của người Okinawa nghĩa là “lâu đài” hay “pháo đài”. Viết bằng Kanji theo nghĩa “lâu đài”, 城, phát âm là shiro. Có nhiều Gusuku và các di sản văn hóa ở Ryukyu đã được UNESCO tặng danh hiệu Di sản văn hóa thế giới.
  • Thành Himeji (姫路城 Himeji-jō?) là một khu phức hợp gồm 83 tòa nhà bằng gỗ tọa lạc trên một khu vực đồi núi bằng phẳng ở huyện Hyogo. Thường được biết đến với tên Hakurojo hay Shirasagijo (Lâu đài hạc trắng) do được sơn phủ một lớp màu trắng tinh xảo bên ngoài. Được vinh dự là kì quan đầu tiên được UNESCO công nhận và là Di sản văn hóa Nhật Bản đầu tiên (tháng 12/1993). Một trong ba lâu đài đón khách viếng đông nhất ở Nhật cùng với tòa lâu đài Matsumoto và Kumamoto.
  • Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima thường được gọi là Mái vòm nguyên từ (原爆ドーム Genbaku Dome), ở Hiroshima, là một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Vào năm 1996 được UNESCO công nhận di sản thế giới.
  • Các công trình kiến trúc lịch sử cố đô Kyoto nằm rải rác 17 địa điểm trong đó ba công trình ở Kyoto, Ujin thuộc phủ Kyoto và Otsu ở huyện Shiga Gồm có 3 chùa phật giáo, 3 đền Thần đạo và một lâu đài. Riêng 38 cơ sở kiến trúc được chính phủ liệt vào danh sách Di sản quốc gia, 160 kiến trúc khác vào danh sách Các công trình văn hóa quan trọng. Tám khu vườn thắng cảnh đặc biệt và bốn với Thắng cảnh đẹp. Công nhận năm 1994.
  • Các công trình lịch sử Nara cổ.
  • Làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama trên thung lũng sông Shogawa trải dài từ ranh giới huyện Gifu và Toyama phía bắc Nhật Bản. Shirakawa-go (白川郷, “Sông ánh bạc”) tọa lạc ở khu làng Shirakawa huyện Gifu. Năm ngọn núi Gokayama (五箇山) bị chia cắt giữa khu làng cũ Kamitaira và Taira ở Nanto, tỉnh Toyama.
  • Thần xã Itsukushima (厳島神社, Itsukushima Jinja) là một ngôi đền Shinto trên đảo Itsukushima (tên cũ là Miyajima) ở thành phố Hatsukaichi, huyện Hiroshima. Một vài công trình tại đây cũng được chính phủ cho vào danh sách “Di sản quốc gia”.
  • Mỏ bạc Iwami Ginzan (石見銀山 Iwami Ginzan (?)) là một khu vực khoáng sản tại thành phố Oda, huyện Shimane, thuộc đảo Honshu. Được UNESCO ghi tên năm 2007.
  • Dãy núi Kii hay bán đảo Kii (紀伊半島 Kii Hantō?) – một trong các bán đảo lớn nhất ở Honshu.
  • Vùng núi Shirakami (白神山地 Shirakami-Sanchi (?)) (Địa hạt của thần) nằm ở bắc Honshu. Các ngọn núi này trải dài vững chắc theo các khu rừng nguyên thủy từ huyện Akita đến Aomori. Tổng cộng 1. 300 km² trong đó 169,7 km² được vào danh sách UNESCO.
  • Vườn quốc gia Shiretoko (知床国立公園 Shiretoko Kokuritsu Kōen (?)) chiếm phần lớn bán đảo Shiretoko ở tận cùng đông bắc đảo Hokkaido, theo người Ainu nghĩa là “Nơi tận cùng Trái Đất”. Một trong các cơ sở tôn giáo hẻo lánh nhất của Nhật. Công viên cũng là nơi cư ngụ của loài gấu lớn nhất Nhật Bản, có thể trông thấy khu đảo tranh chấp Kunashiri từ đây. Ngoài ra công viên còn có thác nước nóng Kamuiwakka-no-taki. Theo người Ainu đây là dòng nước của các vị thần. Được công nhận vào năm 2005 cùng với một phần đảo Kuril do Nga kiểm soát.
  • Nikko (日光市 Nikkō-shi (?), “ánh nắng”) là một thành phố nằm trên vùng đồi núi thuộc huyện Tochigi. Cách Tokyo 140 km về phía bắc và gần 35 km về phía tây của Utsunomiya, thủ phủ của Tochigi, nơi quàng lăng tẩm của Tướng quân Tokugawa Ieyasu (Nikko Tosho-gu) và người cháu trai Iemitsu (Iemitsu-byo Taiyu-in) cùng khu đền Futarasan. Shodo Shonin lập đền Rinno vào 782, theo sau không lâu là Đền Chuzen-ji năm 784, bao quanh là làng Đền chùa Nikkō. Đền của Nikko Tosho-gu được hoàn tất vào 1617 là một trong các nơi đón khách hành lễ đông nhất thời Edo. Nikko Tosho-gu, Đền Futarasan và Rinno-ji hiện cũng là Di sản được UNESCO công nhận.
  • Yakushima (屋久島 Yakushima (?)) là một đảo diện tích 500 km² và gần 15.000 cư dân, nằm về phía nam của Kyushu ở huyện Kagoshima bị chia cắt khỏi Tanegashima bởi eo biển Vincennes với ngọn núi cao nhất của đảo Myanoura 1.935 m. Được vây quanh bởi rừng rậm dày đặc, đặc trưng với cây thông liễu (ở Nhật gọi là Sugi) và nhiều họ cây đỗ quyên.

Văn học Nhật Bản

Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học dân tộc lâu đời nhất và giàu có nhất thế giới nảy sinh trong môi trường nhân dân rộng lớn từ thuở bình minh của các bộ tộc Nhật Bản, rất lâu trước khi quốc gia Nhật Bản được thành lập. Những cội rễ của nền văn học này có từ thời tối cổ, và những kiệt tác thành văn đầu tiên có thể được xác định vào thế kỷ thứ 7 thậm chí sớm hơn.

Lịch sử văn học Nhật Bản có thể được chia ra 3 thời kỳ chính: Cổ đại, Trung cổ và Hiện đại, tương đương với cách phân kỳ lịch sử thường gặp trong nhiều nền văn học thế giới nói chung. Tuy nhiên, trong cuốn Nhật Bản văn học toàn sử do Tokyo Kodanshā xuất bản, văn học Nhật Bản được chia làm 6 thời kỳ ứng với 6 tập của cuốn sách: Thượng đại, Trung cổ, Trung thế, Cận thế, Cận đại và Hiện đại.

Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học dân tộc lâu đời nhất và giàu có nhất thế giới nảy sinh trong môi trường nhân dân rộng lớn từ thuở bình minh của các bộ tộc Nhật Bản, rất lâu trước khi quốc gia Nhật Bản được thành lập. Chúng ta không biết ngọn nguồn của văn học thành văn Nhật Bản khởi điểm chính xác từ khi nào, chỉ có thể ước định qua những tác phẩm khởi nguyên của văn học Nhật Bản vẫn được đánh giá là kiệt tác cổ điển như Vạn diệp tập thế kỷ thứ VIII, thi tuyển tập hợp 3 thế kỷ thi ca trước đó của Nhật Bản và các cuốn sử Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ văn bản hóa các truyền thuyết, huyền thoại lập quốc Nhật Bản.

Theo một số học giả có lẽ do ảnh hưởng của Âu châu luận, lịch sử văn học Nhật Bản có thể được chia ra 3 thời kỳ chính: Cổ đại, Trung cổ và Hiện đại, tương đương với cách phân kỳ lịch sử kinh điển thường gặp trong văn học phương Tây. Tuy nhiên, trong cuốn Nhật Bản văn học toàn sử do Tokyo Kodanshā xuất bản, văn học Nhật Bản được chia làm 6 thời kỳ ứng với 6 tập của cuốn sách: Thượng đại, Trung cổ, Trung thế, Cận thế, Cận đại và Hiện đại.

Ẩm thực Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản rất phong phú và đặc biệt. Bao gồm sushi, trà đạo và các món khác như các loại bánh làm từ bột gạo.

Tuy nhiên, ẩm thực Nhật Bản cũng khá nguy hiểm với những món ăn như gỏi cá nóc và fugu, được chế biến từ cá xem sao của Nhật Bản. Phần bắp và bụng được coi là khá an toàn, nhưng phải có một con mắt thật tinh tường để loại đi những chất độc. Đã bao người phải bỏ mạng vì ăn phải chất độc của món fugu này. Thế nhưng đây được coi là đặc sản của Nhật Bản. Ở trung tâm Tokyo có rất nhiều nhà hàng chế biến món này. Thực khách sẽ tấm tắc khen ngon nếu họ còn sống sau khi ăn món này.

Bánh ngọt Nhật Bản truyền thống được biết đến như là wagashi. Các thành phần như đậu đỏ và mochi được sử dụng. Món ăn ngày nay hiện nay bao gồm kem matcha, một hương vị rất phổ biến. Hầu như tất cả các nhà sản xuất đều sản xuất một phiên bản của nó.Kakigori là một món tráng miệng đá bào có hương vị xi rô hoặc sữa đặc. Nó thường được bán và ăn ở các lễ hội mùa hè. Các loại đồ uống phổ biến ở Nhật như shochu và sake, đó là đồ uống có gạo nâu mà thường chứa 15% ~ 17% cồn và được làm từ quá trình lên men gạo. Bia được sản xuất ở Nhật Bản từ cuối những năm 1800 và được sản xuất ở nhiều vùng bởi các công ty bao gồm Nhà máy bia Asahi, Nhà máy bia Kirin và Nhà máy bia Sapporo – nhãn hiệu bia lâu đời nhất ở Nhật Bản.

Ngày lễ Nhật Bản

Nhật Bản có chính thức 16 ngày nghỉ quốc gia được chính phủ công nhận. Các ngày nghỉ lễ Nhật Bản được điều chỉnh theo luật nghỉ lễ năm 1948 the Public Holiday Law (国民の祝日に関する法律 Kokumin no Shukujitsu ni Kansuru Hōritsu). Từ những năm 2000 Nhật Bãn đã thực hiện  Happy Monday System, đưa một số ngày lễ rơi vào cuối tuần lên thứ hai để có một ngày nghỉ dài. Vào năm 2006, nước này quyết định thêm ngày  Shouwa, một ngày nghỉ quốc gia mới, thay cho ngày Greenery Day vào ngày 29/04 và chuyển ngày Greenery Day đến ngày 04/05. Quyết định này có hiệu lực vào năm 2007. Năm 2014, Nhật Bản thêm ngày Mountain Day (山の日 Yama no Hi) vào ngày 11/08, sau khi được đề xuất bởi câu lạc bộ leo núi Nhật Japanese Alpine Club.

  • Ngày 1 tháng 1: Ngày đầu năm mới. Từ ngày 1 đến ngày 3, hầu như tất cả các công y, nhà xưởng và các cơ sở kinh doanh đều nghỉ. Các gia đình chào mừng Năm mới bằng cách nấu nướng cùng nhau thưởng thức các món ăn đặc biệt, mặc kimono hoặc những trang phục đẹp nhất và đi viếng chùa chiền hoặc đền thờ để cầu nguyện một năm mới nhiều sức khỏe và hạnh phúc.
  • Ngày 6 tháng 1: Lễ hội Dezomeshiki hay Diễu binh năm mới của lính cứu hỏa ở Tokyo với các pha nhào lộn nguy hiểm trên thang cao.

Giữa tháng 1 (15 ngày): Thi đấu Sumo lần 1 ở Tokyo.

Thứ bảy tuần thứ tư của tháng 1: Lễ đốt cỏ trên núi Wakakusayama, Nara.

7 ngày đầu tháng 2: Lễ hội Tuyết tại Sapporo, Hokkaido. Đây là lễ hội tuyết nổi tiếng nhất tại Nhật Bản với nhiều tuyệt tác điêu khắc bằng tuyết và băng khổng lồ.

Đầu hoặc giữa tháng 2: Lễ hội Tuyết tại Asahikawa, Abashiri và các thành phố khác tại Hokkaido.

  • Ngày 3 hoặc 4 tháng 2: Lễ hội Setsunbun hay còn gọi là lễ hội Ném Đậu ở các ngôi chùa hàng đầu trên toàn quốc.
  • Ngày 3 hoặc 4 tháng 2: Lễ hội Lồng đèn của Đền Kasuga, Nara.
  • Ngày 15 -16 tháng 2: Lễ hội Kamakura ở Yokote, Akita. Mọi người làm các ngôi nhà từ tuyết và thờ Thần Nước bên trong.
  • Ngày 17 tháng 2: Lễ hội lồng đèn tại Yokote, Akita. Hàng chục lồng đèn tượng trưng cho Thần Sáng tạo được thực hiện bởi những người đàn ông trẻ.

Thứ bảy tuần thứ ba của tháng 2: Lễ hội Eyo hoặc Lễ hội Hadaka (lễ hội khỏa thân) tại Chùa Saidaiji, Okayama. Các lễ hội Nhật Bản từ tháng 9 đến tháng 11:

  • Ngày 15 tháng 9: Thi đấu Sumo lần thứ 5 ở Tokyo.
  • Ngày 7-9 tháng 10: Lễ hội Takayama của đền Hachimangu nổi tiếng với đoàn thuyền diễu hành đầy màu sắc rực rỡ.

Giữa tháng 10: Lễ hội thành phố Nagoya nổi tiếng với cuộc diễu hành chân dung ba lãnh chúa thời phong kiến được khắc họa lộng lẫy.

  • Ngày 14-15 tháng 10: Lễ hội Kenka Matsuri hay còn gọi là lễ hội “Đánh nhau” của đền Matsubara ở Himeji và đặt đến sự sôi động đỉnh điểm vào ngày 15.

Giữa tháng 10 – giữa tháng 11: Triển lãm hoa cúc tại Đền Meiji và Chùa Asakusa Kannon ở Tokyo.

  • Ngày 17 tháng 10: Lễ hội Mùa thu của Đền Toshogu ở Nikko, với cuộc diễu hành kiệu được tháp tùng bởi các thuộc hạ mặc áo giáp.
  • Ngày 22 tháng 10: Lễ hội Jidai Matsuri hay còn gọi là Lễ hội Kỷ nguyên của Đền Heian ở Kyoto là một trong ba lễ hội lớn nhất Kyoto.
  • Ngày 22 tháng 10: Lễ hội Lửa của đền Yuki, Kurama, ở Kyoto, với hàng dài ngọn đuốc được thắp sáng dọc theo lối vào ngôi đền.
  • Ngày 2-4 tháng 11: Lễ hội Okunchi của Đền Karatsu ở Saga phổ biến với đoàn thuyền diễu hành đầy màu sắc.
  • Ngày 3 tháng 11: Lễ hội Daimyo Gyoretsu ở Hakone là một nghi lễ rước vua chúa thời phong kiến.

Giữa tháng 11: Lễ hội Tori-no-ichi hoặc Lễ hội Rake Fair của Đền Otori tại vùng Kanto.

Giữa tháng 11 (15 ngày): Thi đấu Sumo lần 6 ở Fukuoka.

  • Ngày 15 tháng 11: Lễ hội Shichi-go-san(7-5-3) là ngày các ông bố bà mẹ dẫn những đứa con 7,5 hay 3 tuổi đến các ngôi chùa, đền cổ để cám ơn các thần hộ mệnh và xin được chúc phúc.
  • Ngày 15-18 tháng 12: Lễ hội On-matsuri của đền Kasuga ở Nara với một đám rước đeo mặt nạ.
  • Ngày 17-19 tháng 12: Lễ hội Hagoita-ichi (Hội chợ Vợt cầu lông) của chùa Asakusa Kannon ở Tokyo.
  • Ngày 31 tháng 12: Lễ hội Okera Mairi của đền Yasaka ở Tyoto. Lễ hội đốt lửa thiêng.
  • Ngày 31 tháng 12: Lễ hội Namahage ở bán đảo Oga Peninsula, tỉnh Akita. Đàn ông cải trang thành ma quỷ gõ cửa từng nhà có trẻ em.

Các tìm kiếm liên quan đến đất nước nhật bản

  • Kiến thức cơ bản về nước Nhật
  • Giới thiệu về đất nước Nhật Bản
  • Nhật Bản là đất nước như thế nào
  • Giới thiệu tóm tất về đất nước Nhật Bản
  • Câu đố về đất nước Nhật Bản
  • Văn hóa Nhật Bản
  • Vị trí địa lý Nhật Bản
  • Khai quát về Nhật Bản

Hashtag : #đất_nước_nhật_bản

Bạn đang xem Tìm hiểu đất nước Nhật Bản – Đất nước mặt trời mọc tại Nhất Tiên Tửu Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Nhất Tiên Tửu nếu bài viết có ích !
Like Nhất Tiên Tửu trên Facebook để ủng hộ mình nhé

Copyright 2019 © Shop Nhất Tiên Tửu :: Thế Giới Rượu Ngâm