Bệnh cơ xương khớp là gì?
Bệnh cơ xương khớp là bệnh của hệ thống cơ, xương và khớp, thường được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau, sưng khớp, hạn chế vận động, yếu cơ, đau cơ hay các biến dạng xương…
Các bệnh lý cơ xương khớp thường gặp trong đời sống
Có tự dưng một hôm ngủ dậy, thấy cổ gáy mình “đơ như cây cơ”, xoay là đau, mà ngó trái, nghiêng phải không được, ngoái lại nhìn càng không thể, muốn gì thì cũng phải xoay nguyên người như con rô bốt.
Đây chỉ là một trong những “rắc rối” thường gặp của bệnh lý cơ xương khớp gây ra. Mà khi nói về bệnh lý cơ xương khớp thì hầu như ai cũng gặp phải, không đợi đến già xương cốt rệu rã mới có bệnh, mà ngay giới trẻ đương tuổi xuân thì cũng đâu hiếm gặp.
Cặm cụi cúi đầu với cái smartphone hàng giờ, ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác…tự khắc có lúc phải đi gặp bác sĩ cơ xương khớp vì căng cơ, hoặc thoái hóa cột sống cổ thôi.
Rồi gõ bàn phím vi tính, “tám” trên điện thoại, hai động tác phổ biến trong cuộc sống hôm nay khiến tỷ lệ các bệnh Hội chứng ống cổ tay, Hội chứng De Quervain gia tăng.
Chưa hết, nghiên cứu gần đây cho thấy nhân viên văn phòng – những người thường xuyên ngồi làm việc với máy tính – lại có tỉ lệ mắc các chứng đau cổ, đau vai gáy và đau thắt lưng cao hơn nhiều so với những người làm việc trong nhà máy phải lao động nặng nhọc. Nhiều nhân viên văn phòng bị đau thắt lưng, do tư thế ngồi không đúng mà bị khòm ra phía trước, gây áp lực lớn lên vùng cột sống thắt lưng gây đau thắt lưng, nặng hơn có thể gây đau thần kinh tọa.
Một căn bệnh cơ xương khớp vẫn hay được đề cập, đó là thoái hóa khớp gối. Sở dĩ bệnh này ngày nay hay gặp là do sự gia tăng của tuổi thọ người Việt Nam, đặc biệt là tỷ lệ người thừa cân, béo phì trong cộng đồng ngày càng “phát triển”. Theo một nghiên cứu, phụ nữ thừa cân béo phì trên tuổi 40 có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với người bình thường.
Gần đây, có một bệnh được nhắc đến nhiều trên các trang quảng cáo, đó là bệnh gout. Gout là loại bệnh viêm khớp khá phổ biến ở nam giới và có liên quan tới chế độ ăn uống của người bệnh như ăn quá nhiều chất đạm, uống quá nhiều bia, rượu… Bình quân nam giới Việt Nam trong một năm tiêu thụ 27,4 lít cồn nguyên chất, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 29 thế giới ( báo cáo năm 2019)
Và cuối cùng là vấn đề loãng xương. Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương, dẫn đến giảm độ chắc của xương, làm tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh thường gặp ở người già và phụ nữ sau mãn kinh, ngoài ra một phần nhỏ có yếu tố gia đình, có thói quen sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… ít hoạt động thể dục thể thao hoặc do sử dụng thuốc chữa bệnh trong thời gian dài. Tóm tắt “lý lịch trích ngang” của bệnh này, chúng ta có thể hiểu vì sao “nó” lại phổ biến như vậy.
Các bệnh lý cơ xương khớp vừa liệt kê ở trên là những bịnh thường gặp trong cuộc sống ngày nay. Hầu hết các bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nó cũng có thể gây ra tàn phế như bệnh gout, thoái hóa khớp gối.., hoặc gián tiếp làm tử vong như trong loãng xương làm bệnh nhân dễ gãy cổ xương đùi, khi gãy cổ xương đùi, nếu không có điều kiện điều trị, bệnh nhân phải nằm lâu gây biến chứng nhiễm trùng, tắc mạch, loét tì đè và tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh cơ xương khớp
Có thể nói bệnh cơ xương khớp xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi và cả hai giới, mặc dù phụ nữ bị bệnh nhiều hơn so với nam giới. Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp.
- Đầu tiên là các yếu tố không thay đổi được như: Tuổi, giới tính, di truyền. Tuổi cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa khớp, loãng xương. Tuổi thọ con người càng được nâng cao thì tỉ lệ các bệnh xương khớp cũng càng trở nên phổ biến.
- Về giới tính và hormon: Nữ giới có xu hướng mắc một số bệnh nhiều hơn nam như viêm khớp dạng thấp, lupus, xơ cứng bì, thoái hóa khớp. Trong khi một số bệnh khác có xu hướng mắc nhiều hơn ở nam giới như gút, nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.
- Các yếu tố di truyền bẩm sinh cũng có vai trò quan trọng: Một số người sinh ra với dị dạng hoặc sụn khớp bị lỗi, có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Người mang gen HLA – B27 có nguy cơ mắc các bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.
- Các yếu tố có thể thay đổi được vì chúng ta có thể can thiệp được: Ví dụ, bệnh béo phì, trọng lượng cơ thể nhiều hơn, sức ép lên khớp tăng lên làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp; một số ngành nghề có công việc căng thẳng lặp đi lặp lại có thể dẫn tới thoái hóa khớp hay viêm gân; tư thế sinh hoạt, làm việc sai tư thế có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa khớp, gây gù vẹo cột sống, đau do co cứng cơ; chế độ dinh dưỡng không lành mạnh như ăn nhiều đạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
Tác hại bệnh cơ xương khớp
Hậu quả của bệnh loãng xương là rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương. Trên thế giới, cứ 30 giây thì có một người bị bệnh gãy xương do loãng xương và được dự đoán rằng đến năm 2050 các nước châu Á, trong đó có nước ta sẽ có 50% các trường hợp tàn phế hoặc bị đe dọa đến tính mạng do gãy khớp háng vì loãng xương gây ra. Khi bị loãng xương, nếu có một lực tác động mạnh (ngã, gập chân, trượt chân…) thì sẽ xuất hiện gãy, lún cột sống, gãy cổ xương đùi, xương cẳng chân, xương cẳng tay. Thoái hóa khớp có thể dẫn đến sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nghiêm trọng, người bệnh đứng trước nguy cơ phải thay khớp nhân tạo để có thể duy trì khả năng vận động. Viêm khớp dạng thấp có thể để lại di chứng biến dạng khớp bị viêm, co quắp các ngón tay, hạn chế chức năng vận động, teo cơ và có thể bị tàn phế (khoảng 10 – 15%)… Cùng rất nhiều bệnh lý cơ xương khớp mà hậu quả nặng nề nhất là gây tàn phế cho người bệnh.
Cách phòng tránh bệnh cơ xương khớp
Các bệnh cơ xương khớp có thể phòng tránh một cách có hiệu quả, và phòng cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi (từ khi bắt đầu sinh ra cho đến khi tuổi đã cao).
- Chế độ ăn uống sinh hoạt cho người mẹ rất quan trọng để có được một trẻ sinh ra khỏe mạnh. Cần bổ sung các khoáng chất như canxi, vitamin D, acid folic theo chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa trong thời kỳ mang thai.
- Trẻ sơ sinh tốt nhất là nên được đảm bảo uống sữa mẹ: Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, và tiếp tục đến 24 tháng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
- Trẻ em cần có tư thế học tập đúng, không mang vác nặng, tránh chấn thương, tai nạn, và cần uống nhiều sữa, tắm nắng 30 phút mỗi ngày.
- Người lớn nên tránh mang vác, lao động nặng ở tư thế xấu. Khám sức khỏe định kỳ hàng năm rất quan trọng, giúp phát hiện bệnh sớm, không chỉ là bệnh lý cơ xương khớp mà còn các bệnh lý ở các cơ quan khác như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa… để có kế hoạch điều trị sớm, phòng tránh các biến chứng của bệnh; không nên cố chịu đựng để đến khi bệnh nặng mới đi chữa. Khi đó sẽ mất rất nhiều chi phí chữa bệnh mà hiệu quả điều trị lại không cao.
- Khi có các triệu chứng đau xương, cơ, khớp hay hạn chế khả năng vận động cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để khám bệnh. Không nên tự điều trị, hay mua thuốc theo đơn của người khác.
- Cần xác định bệnh lý cơ xương khớp là bệnh lý mạn tính nên phải xác định tâm lý yên tâm điều trị lâu dài và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Hết thuốc cần đến tái khám để lấy đơn mới chứ không mua nhiều lần một đơn thuốc. Việc kết hợp nhiều biện pháp dự phòng khác nhau và có lối sống lành mạnh sẽ đảm bảo cho chúng ta có một bộ máy cơ xương khớp khỏe mạnh, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội.
Người bị bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì?
Để hỗ trợ quá trình điều trị thoái hóa khớp thêm hiệu quả người bệnh cần kết hợp chặt chẽ với chế độ ăn uống, bổ sung những dưỡng chất cần thiết. Dưới đây là những nhóm thực phẩm tốt cho người thoái hóa khớp
- Bổ sung canxi từ các loại thực phẩm như tôm, cua, ghẹ, sò, ốc… Nhóm hải sản cung cấp hàm lượng magie, photpho, sắt, kẽm tương đối lớn giúp bổ sung khoáng chất tốt cho xương khớp.
- Trứng, sữa cũng như các chế phẩm từ sữa bao gồm sữa chua, phô mai,… đây là nguồn thực phẩm giúp bổ sung canxi và vitamin D củng cố xương chắc khỏe.
- Tăng cường các loại cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ… giúp cung cấp nguồn omega-3 và omega-6 phòng tránh chứng viêm đau khớp nói chung.
- Bổ sung các loại hạt và ngũ cốc gồm có đậu nành, đậu đen, đậu Hà Lan, vừng, óc chó và hạnh nhân… chúng cũng cung cấp hàm lượng omega-3 đáng kể hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.
- Tăng cường nguồn đạm từ thịt lợn, thịt gà, thịt vịt. Đồng thời bổ sung chất béo và canxi , glucosamin và chondroitin có trong xương ống, xương sườn, sụn… giúp cho sụn chắc khỏe.
- Tăng cường các loại trái cây giàu vitamin như táo, lê, đu đủ, cam, dâu, việt quất… có chứa các chất chống oxy hóa kháng viêm.
- Các loại rau củ xanh như súp lơ, bắp cải, rau chân vịt, cải xanh, cần tây, cà chua, cà rốt, bí xanh hay nấm… chúng cung cấp chất xơ và vitamin cùng lượng khoáng chất dồi dào tăng cường đề kháng cho người mắc bệnh cơ xương khớp.
- Nấm hương có tác dụng tốt trong việc chống sưng viêm do các bệnh xương khớp gây ra. Đồng thời nấm hương cũng cung cấp chất kẽm, magie, canxi và kali hỗ trợ điều trị chứng đau mỏi tay chân.
Người bị thoái hóa khớp không nên ăn gì?
Bên cạnh những nhóm thực phẩm tốt cho bệnh thoái hóa khớp thì người bệnh cũng cần tránh xa hoặc hạn chế ăn các nhóm thực phẩm có nguy cơ khiến bệnh tiến triển nặng hơn để giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn
- Các loại thực phẩm được chế biến theo cách chiên xào, thực phẩm có nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn. Chẳng hạn như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích, thịt muối, đồ hộp…
- Thịt đỏ hay nội tạng động vật làm tăng khả năng sản sinh các tinh thể nitrat lắng đọng ở khớp gây viêm khớp dạng thấp, bệnh gout và nhiều vấn đề khác liên quan đến xương khớp.
- Nhóm đồ uống kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá, nước ngọt có ga,… Chúng có thể hình thành các đợt đau khớp gối cấp tính, nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa khớp gối ở độ tuổi trung niên.
- Nhóm thực phẩm có nhiều đường, bánh kẹo ngọt có sử dụng các chất tạo ngọt nhân tạo gây rối loạn chức năng chuyển hóa chất tạo canxi.
- Không nên bổ sung quá nhiều tinh bột trong khẩu phần ăn, trung bình lượng tinh bột chỉ chiếm khoảng 1 /2 bữa ăn hàng ngày. Có thể thay thế ngũ cốc, bánh mì nguyên cám thay vì cơm trong thực đơn.
Các món ăn chữa thoái hóa khớp
Từ những loại thực phẩm mà người bị thoái hóa khớp nên và không nên ăn kể trên, bạn có thể linh hoạt thay đổi chúng trong bữa ăn hàng ngày. Dùng những món ăn dưới đây để khắc phục tình trạng viêm đau khớp do thoái hóa khớp kết hợp với việc điều trị chuyên khoa, vận động hợp lý sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi thể trạng.
Món ăn thứ 1: Canh bí xanh hầm xương
- 500g bí xanh 500g
- 250 gram xương sườn của lợn
- Hành lá
- Gia vị
Cách thực hiện
- Xương sườn lợn đem về rửa sạch, sau đó cho vào nồi nước chần sơ.
- Bắc một nồi nước khác lên bếp và cho sườn vào ninh nhừ trong 60 phút.
- Cho bí xanh vào nồi nước hầm xương nấu đến khi bí mềm.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn nhưng tốt nhất người bệnh nên ăn nhạt.
- Cho hành hoa vào, thêm tiêu và dùng khi món ăn còn nóng.
Món ăn thứ 2: Canh mướp nấu đậu phụ
Mướp là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng đối với người bị thoái hóa khớp
- 250 gram mướp tươi 250g
- 250 gram đậu phụ
- Hành lá
- Gia vị nêm nếm
Cách thực hiện
- Sử dụng mướp hương hay mướp khía đều phù hợp.
- Mướp đem đi rửa sạch và cạp bỏ vỏ, sau đó cho vào nồi nước nấu.
- Cắt đầu hủ thành khối, cho đậu vào nấu cùng mướp hương.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho thêm hành hoa vào, canh sôi thì tắt bếp.
- Nên dùng khi nóng, mướp và đậu hũ có tác dụng khắc phục cơn đau nhức khớp gối ở giai đoạn nhẹ.
Món ăn thứ 3: Canh bóng nấu thập cẩm
- 500 gram bóng bì 500g
- 100 gram thịt lợn xay
- 300 gram xương lợn
- 50 gram tôm nõn khô
- 1 cây súp lơ xanh
- 50 gram đậu Hà Lan
- 1 củ cà rốt
- 5 tai nấm hương
- Hành lá
- Gia vị, phèn chua, gừng, rượu trắng.
Cách thực hiện
- Sơ chế làm sạch bóng bì bằng cách ngâm nước vo gạo 3 giờ. Rửa lại bằng nước phèn chua cho hết nhớt và trắng sạch.
- Cho bóng bì vào bóp cùng gừng, rượu để tẩy hết mùi hôi khét. Sau đó đem bóng bì rửa sạch và vắt khô.
- Tôm nõn khô đem rửa bằng nước lạnh và luộc chín mềm, cà rốt, súp lơ, đậu đem thái nhỏ.
- Cho xương lợn vào nồi ninh cùng với 1 lít nước, sau đó đun sôi hớt bọt rồi để sôi nhỏ lửa. Tiếp tục cho gừng nướng, hành khô cùng thìa muối vào nồi nước dùng.
- Nấm hương băm nhỏ trộn rồi đem trộn cùng với giò sống nặn thành viên cho vào nồi ninh cùng với nước xương lợn.
- Đợi đến khi nước ninh xương sôi bừng, cho tất cả các nguyên liệu vào canh và cho bóng bì vào sau cùng.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, cuối cùng cho hành hoa, rau mùi vào và tắt bếp.
Món ăn thứ 4: Nấm hương xào rau cải
Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn nấm hương thường xuyên
- 1 bó cải chíp
- 5 – 7 tai nấm hương
- Gia vị, tỏi khô
Cách thực hiện
- Đầu tiên đem nấm hương ngâm cho nở, sau đó rửa sạch lại bằng nước, rau cải nhặt rửa sạch.
- Tỏi đem bóc vỏ, đập dập sau đó cho vào chảo phi cho thơm rồi cho rau vào xào cùng trên lửa lớn.
- Trong lúc xào, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi đảo nhanh tay. Cho ít dầu hào vào đảo cùng. Cho nấm hương vào xào chín tới thì tắt bếp.
- Thêm một ít tiêu lên bề mặt để món ăn thêm hấp dẫn.
Món ăn thứ 5: Gà ác hầm nhân sâm
- 1 con gà ác làm sạch
- Nhân sâm 1 củ
- Các gia vị nấu thuốc bắc
Cách thực hiện
- Cho gà vào nồi ninh nhừ cùng với nhân sâm.
- Thêm các nguyên liệu thuốc bắc vào nấu cùng trong khoảng 15 phút.
- Nêm vào canh 1 thìa nước tươi, muối, đường phèn.
- Dùng canh khi còn nóng để tăng hiệu quả giảm đau.
Món ăn thứ 6: Cháo gạo tẻ đại táo
- 20 gram bột bạch phục linh
- 50 gram xích tiểu đậu
- 10 quả đại táo
- 100 gram gạo tẻ
Cách thực hiện
- Cho xích tiểu đậu vào nồi nấu chín đầu tiên, rồi thêm gạo tẻ và đại táo vào nấu cháo.
- Nêm vào nồi cháo một ít đường, 1 thìa muối ninh đến khi cháo đặc lại rồi cho bột phục linh vào.
- Món ăn dùng nóng có thể chữa khớp gối sưng lan, hơi nóng.
Món ăn thứ 7: Canh hồng táo dĩ nhân
Hồng táo có thể làm giảm cơn đau do thoái hóa khớp gối
- 10 quả hồng táo
- 50 gram ý dĩ nhân
Cách thực hiện
- Cho tất cả nguyên liệu vào ninh trên lửa vừa khoảng 30 phút.
- Khi nấu không dùng đường nấu canh để nêm nếm.
- Chỉ thêm 1 thìa muối vào nồi canh, chia 2 lần sớm tối ăn hết.
Món ăn thứ 8: Cua chưng trứng và rau củ
- 100 gram thịt cua tươi
- 1 quả trứng
- 1 bìa đậu phụ non
- Cà rốt, đậu que mỗi thứ một ít
- Gia vị
Cách thực hiện
- Đem thịt cua tươi cho vào nồi đảo sơ cùng với tỏi cho thơm
- Đậu phụ, đậu que và cà rốt đem băm nhỏ tùy ý.
- Đập trứng ra tô lớn, thêm tất cả các nguyên liệu vào đánh đều.
- Nêm 1 thìa nước mắm, 1 ít tiêu vào khuấy đều.
- Cho hỗn hợp vào chưng cách thủy 15 phút, dùng nóng với cơm.
Món ăn thứ 9: Bách hợp nấu đậu xanh
- 50 gram ý dĩ nhân
- 25 gram đậu xanh
- 100 gram bách hợp tươi.
Cách thực hiện
- Bách hợp tẽ cánh, xé bỏ màng trong rồi đem bóp nhẹ với muối.
- Tiếp tục, rửa sạch lần nước với nước ấm để bách hợp bỏ vị đắng.
- Đem đậu xanh và ý dĩ nhân đi rửa sạch, đun sôi.
- Nên đun hỗn hợp nhỏ lửa tới khi đậu nhừ, cuối cùng thêm bách hợp cùng nấu tới đặc.
- Nên ăn hỗn hợp cùng với đường trắng, giúp chữa sưng và đau nhức xương khớp nói chung.
Món ăn thứ 10: Gạo nếp ngũ gia bì lên men
- 50 gram nam ngũ gia bì
- 500 gram gạo nếp
- 1 ly rượu trắng.
Cách thực hiện
- Đem ngũ gia bì rửa sạch, thêm nước ngâm no, sắc nước.
- Canh trong 30 phút lấy nước sắc một lần, lấy nước 2 lần là đủ.
- Dùng nước này nấu cùng gạo nếp thành cơm, để nguộI.
- Tiếp tục thêm men rượu vừa đủ, trộn đều thành rượu cái.
- Nên ăn lượng vừa đủ mỗi ngày, dùng chữa giai đoạn đau mỏi ban đầu.
Món ăn thứ 11: Canh tôm nấu bí đao
Bí đao nấu tôm là món ăn bổ dưỡng dành cho người bị thoái hóa khớp gối
- 200 gram tôm thẻ trắng
- 1 trái bí đao
- 50 gram nấm rơm
- Hành lá
- Gia vị nêm nếm
Cách thực hiện
- Đem tôm thẻ bóc vỏ, băm nhuyễn rồi đem ướp cũng một thìa nước mắm.
- Vo tôm thành viên rồi cho vào nồi nước nấu sôi, sau đó cho bí vào.
- Cuối cùng cho nấm rơm vào nồi canh, nêm gia vị, ninh khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Cho thêm hành hoa và tiêu vào nồi canh dùng khi còn nóng.
Bên cạnh việc áp dụng những món ăn chữa thoái hóa khớp , tràn dịch khớp gối kể trên, người bệnh cần duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cho phép. Tình trạng thừa cân xảy ra sẽ tạo áp lực đè nặng khớp gối, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến thêm nghiêm trọng.
Để tìm hiểu thêm về những phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ. Bài viết chỉ mang đến các lời khuyên tham khảo, chúng tôi không đưa ra thông tin thay thế điều trị chuyên khoa.
Các bài viết của Nhất Tiên Tửu chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tìm kiếm có liên quan
- Bệnh học cơ xương khớp PDF
- Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp
- Triệu chứng bệnh xương khớp
- Các hội chứng cơ xương khớp
- Bệnh cơ xương khớp là gì
- Chữa bệnh cơ xương khớp
- Cơ xương khớp là gì
- Bệnh xương khớp