nav-menu
logo nhat tien tuu
benh-a-z
Trang chủ » Góc chia sẻ » Otaku là gì? Những ai được gọi là Otaku?

Otaku là gì? Những ai được gọi là Otaku?

Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Bạn đã bao giờ nghe thấy cụm từ “Otaku” bao giờ chưa? Và có bao giờ bạn tự hỏi Otaku là gì? những ai được gọi là Otaku chưa? Hãy cùng Nhất Tiên Tửu đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Otaku (Nhật: 御宅 (Ngự trạch)おたくオタク) là một từ lóng trong tiếng Nhật dùng ám chỉ một ai đó quá yêu thích, say mê anime, manga, Vocaloid, cosplay, những thứ 2D. Chữ này theo thế giới lại được hiểu chung là những người thích đọc truyện tranh và xem phim hoạt hình, phần lớn mang nghĩa tiêu cực. Theo các nghiên cứu được công bố vào năm 2013, cụm từ này đã trở nên ít tiêu cực hơn và ngày càng có nhiều người bây giờ tự coi mình là otaku, kể cả ở Nhật Bản hay bất cứ nơi nào trên thế giới. Trong một cuộc khảo sát vào năm 2013 với sự tham gia của hơn 137,734 thanh thiếu niên, có 42,2% tự nhận mình là một dạng của otaku.

Otaku-la-gi

Văn hóa otaku là một chủ đề chính của nhiều anime và các tác phẩm manga, cũng như tài liệu và nghiên cứu học thuật. Thuật ngữ Otaku bắt đầu vào những năm 1980, như một sự chuyển biến trong tâm lý xã hội và nuôi dưỡng những đặc điểm của otaku tại các trường học Nhật Bản, kết hợp với việc những cá nhân như vậy tự rút lui để trở thành những kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Sự ra đời của nhóm văn hóa này cùng với sự bùng nổ anime sau khi phát hành tựa phim như Mobile Suit Gundam trước khi nó được phân nhánh thành Comic Market. Tiểu văn hóa otaku tiếp tục phát triển song song với sự bành trướng của Internet và phương tiện thông tin truyền thông, cũng như ngày càng nhiều anime, trò chơi điện tử, chương trình truyền hình và truyện tranh được ra đời.

Định nghĩa otaku sau đó đã trở nên phức tạp hơn, và nhiều phân loại của otaku nổi lên. Năm 2005, học viện nghiên cứu Nomura chia otaku thành mười hai nhóm, sau đó ước tính quy mô và tác động của thị trường đối với mỗi nhóm này. Các tổ chức khác đã chia tách nó chi tiết hơn hoặc tập trung vào một mối quan tâm otaku duy nhất. Những ấn bản này, phân loại các nhóm otaku khác nhau, bao gồm anime, manga, máy ảnh, ô tô, thần tượng và otaku điện tử. Tác động kinh tế của otaku đã được ước tính cao tới 2 nghìn tỷ yên (18 tỷ USD).

Otaku là gì?

Một người có thể được gọi là Otaku theo nhiều hình thức khác nhau nhưng các Otaku đều có chung một đặc điểm giống nhau là đều say mê cuồng nhiệt về những điều mà họ yêu thích. Dễ hiểu hơn, Otaku là một thuật ngữ dùng để ám chỉ những fan hâm mộ cuồng nhiệt được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, chưa có một định nghĩa chính xác nào về Otaku được công nhận bởi qua các nền văn hóa khác nhau, với cách nhìn nhận khác nhau của mỗi người thì Otaku đã và đang được sử dụng theo nhiều ý nghĩa khác nhau.

Otaku-la-gi-2

Những người được xem như là một Otaku thực thụ thường rất say mê với sở thích của mình và họ thường mưu sinh dựa vào chúng. Các Otaku cũng sẵn lòng dồn toàn bộ tâm huyết, tiền bạc và thời gian theo đuổi những sở thích cá nhân.

Nơi bạn dễ bắt gặp Otaku nhất chính là các cửa hàng truyện tranh, băng đĩa phim hoạt hình gọi chung là Animate. Chắc chắn, nếu là Otaku chính hiệu thì họ sẽ cố gắng mua toàn bộ các volume DVD và tác phẩm gốc bộ manga hay anime yêu thích của mình. Và chẳng may, nếu cuộc nói chuyện của bạn với một Otaku mà chuyển qua trúng chủ đề người đó yêu thích thì họ sẽ chẳng thể nào kiểm soát mình được nữa mà nói không ngừng nghỉ đấy nhé!

Sự khác nhau giữa một Otaku và một Weeaboo là gì?

otaku-la-gi-weeaboo-la-gi

Bên cạnh Otaku chính là Weeaboo, đây là một thuật ngữ dành để chỉ những người có sở thích giống với Otaku nhưng họ là những người không thuộc Nhật Bản. Hay đơn giản, Weeaboo là từ dùng để nói về những người nước ngoài yêu thích văn hóa 2D tại Nhật Bản và nếu muốn trở thành 1 Otaku thì họ sẽ được áp dụng từ này cho mình. Dễ hiểu như vậy nhưng cũng có rất nhiều người không phân biệt được 2 từ này.

Tại sao Otaku lại bị cho là tiêu cực?

Otaku đã từng bị hiểu theo một hàm nghĩa rất tiêu cực vì nó được sử dụng để ám chỉ những người sống bên ngoài xã hội. Những người này dành phần lớn thời gian ở nhà, không có đời sống tình cảm, mối quan hệ với những người xung quanh và họ sẽ thực sự gặp khó khăn nếu muốn gia nhập guồng quay thường nhật của xã hội.

Tại sao Otaku lại bị cho là tiêu cực

Ở Nhật Bản, Otaku thường được coi là một từ xấu. Nhắc tới Otaku là nhắc đến những người hầu như không có bất kỳ mối liên hệ gì với thế giới bên ngoài vì họ chỉ sống trong thế giới của manga, anime hay game… và mong muốn những điều không tưởng. Chính vì thế ngày xưa, nếu ở Nhật mà bạn “bị” gọi là một Otaku thì gần như là một sự sỉ nhục. Bởi vì đối với người Nhật, Otaku không chỉ đơn giản là fan mà là thành phần điên rồ quên mình về một thú vui tới mức bệnh hoạn, thậm chí các Otaku hầu như phải “ẩn thân” nếu chẳng may bị nhận ra thì sẽ bị soi mói và xa lánh.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thuật ngữ này tại Mỹ thì lại “không vấn đề gì”, thậm chí còn tìm được rất nhiều người “hợp rơ” với mình cơ đấy. Vì Otaku tại Mỹ thường được dùng để chỉ những người hâm mộ anime hay manga, game… nên cách gọi này không có gì là xấu hay có hàm ý lăng mạ gì cả. Có thể nói, nhờ phương Tây, định nghĩa về Otaku trở nên dễ thở hơn và dần thay đổi ý nghĩa thành một điều tích cực.

Còn tại Việt Nam thì sao nhỉ? Thuật ngữ Otaku hình như rất ít khi được sử dụng trong giới yêu thích truyện tranh và hoạt hình Nhật Bản. Nhưng đâu phải vì thế mà không có những người tự gọi mình là Otaku, mặc dù có thể họ chưa thật sự hiểu ý nghĩa của từ này.

Nói chung, có khá nhiều những định nghĩa, cách hiểu khác nhau về một Otaku. Bởi Otaku được hiểu như thế nào còn bị ảnh hưởng bởi môi trường bạn đang sống hay do cách bạn thể hiện mình là một Otaku như thế nào trong mắt mọi người đấy nhé!

Hashtag: #otaku

Bạn đang xem Otaku là gì? Những ai được gọi là Otaku? tại Nhất Tiên Tửu Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Nhất Tiên Tửu nếu bài viết có ích !
Like Nhất Tiên Tửu trên Facebook để ủng hộ mình nhé

Copyright 2019 © Shop Nhất Tiên Tửu :: Thế Giới Rượu Ngâm