nav-menu
logo nhat tien tuu
benh-a-z
Trang chủ » Góc chia sẻ » Tất tần tật về Tây du ký (phim truyền hình 1986)

Tất tần tật về Tây du ký (phim truyền hình 1986)

Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết:
5/5 - (38 bình chọn)
5/5 - (38 bình chọn)

Tây du ký (tiếng Trung: 西遊記, bính âm: Xī Yóu Jì, tiếng Anh: Journey to the West) là một bộ phim truyền hình được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân, do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) và Cục Đường sắt Trung Quốc phối hợp sản xuất, phim khởi quay từ năm 1982 và đến năm 1988 thì hoàn thành, thực hiện trong 6 năm. Năm 1986, CCTV chính thức công chiếu 11 tập đầu tiên đã quay và lấy năm này là năm sản xuất vì thế phiên bản này thường lấy tên là Tây Du Ký 1986.

tay-du-ky

Tây Du Ký 1986.

Khảo sát của CCTV năm 1987, đạt tỷ suất khán giả 89,4%, trong đó đối tượng có trình độ đại học tỷ lệ xem là 85,2%, đối tượng mù chữ hay chưa biết chữ (không tính trẻ em) tỷ lệ xem là 100%. Năm 2008, bộ phim được bình chọn là một trong 30 bộ phim truyền hình có sức ảnh hưởng lớn nhất trong suốt 30 năm phim truyền hình Trung Quốc. Thống kê chưa đầu đủ đến năm 2014, bộ phim đã được chiếu đi chiếu lại hơn 3.000 lần bởi các đài truyền hình tại Trung Quốc, lập kỷ lục cho loạt phim truyền hình được phát lại nhiều nhất trên thế giới (đó là chưa kể những lần phát lại ở những nước khác).

Ở Việt Nam, bộ phim này được trình chiếu từ đầu những năm 1990, cho tới nay đã được chiếu lại hàng trăm lần trên nhiều kênh truyền hình khác nhau, với phiên bản Tây du ký 1986 được coi là bản phim xuất sắc nhất.

Nội dung phim Tây Du ký

“Tây Du Ký” bắt nguồn từ một câu chuyện có thật: Nhà sư trẻ đời Đường Thái Tông tên là Trần Huyền Trang, năm 21 tuổi đã một mình sang Ấn Độ tìm thầy học đạo. Ông ra đi từ năm 629 đến năm 645 mới về Trung Quốc, tổng cộng là 17 năm; trong đó, có 6 năm tu học ở chùa Na-lan-đà – một trung tâm Phật giáo hồi bấy giờ. Khi về nước, ông phải dùng tới 24 ngựa tải 657 bộ kinh Phật.

Câu chuyện có thật đó vốn đã mang màu sắc huyền thoại, được truyền tụng rộng rãi trong dân gian và thần thoại hóa.

Ngô Thừa Ân tuy là người tập hợp và gia công cuối cùng, nhưng ông vẫn xứng đáng là tác giả vĩ đại nhất của bộ “Tây Du Ký”. Với ngòi bút sáng tạo của ông, tác phẩm không những có dung lượng đồ sộ, mà tính tư tưởng cũng được nâng cao, hình tượng nhân vật trở nên sống động, có tính cách rõ nét, văn phong uyển chuyển, nhất quán.

“Tây Du Ký” kể về chuyện Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh phò Đường Tăng sang phương Tây (Ấn Độ ở về phía tây của Trung Quốc). Đường đi gặp bao gian nan trắc trở, tổng cộng gặp đến 81 nạn, cuối cùng cũng đều vượt qua đến được xứ sở Phật tổ, mang kinh Phật về truyền bá ở phương Đông.

Ngày tháng năm sản xuất phim Tây Du Ký

Bộ phim ra đời trong hoàn cảnh khó khăn do được sản xuất vào thập kỉ 1980 thời mà kĩ xảo điện ảnh còn thô sơ lạc hậu. Vốn đầu tư 6 triệu nhân dân tệ tuy là một khoản tiền rất lớn nhưng cũng không đủ trang trải cho toàn bộ phim, các diễn viên cũng chỉ nhận được thù lao tượng trưng, ít ỏi. Phim được làm trong 6 năm trời ròng rã, từ năm 1982 đến năm 1988 thì hoàn thành. Nhiều diễn viên đã gắn bó với toàn bộ 6 năm quay phim, coi như là đã cống hiến một phần tuổi trẻ cho bộ phim này.

Nhiều thông tin cung cấp năm 1986 bộ phim chính thức trình chiếu cho khán thính giả và nhận thấy có nhiều phần thiếu sót nên tiếp tục đầu tư xây dựng và mãi đến năm 1988 thì chính thức hoàn thiện. Tây Du Ký vừa quay vừa phát sóng theo kiểu cuốn chiếu, tập phim đầu tiên “Trừ yêu Ô Kê quốc” ra mắt khán giả vào dịp lễ Quốc khánh Trung Quốc vào 01/10/1982, đến ngày 1/2/1988, CCTV mới phát sóng trọn bộ phim Tây Du Ký 25 tập.

Diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng với vai diễn Tôn Ngộ Không được coi là hình tượng kinh điển, chinh phục khán giả và ban giám khảo các cuộc liên hoan phim truyền hình. Năm 1987, ông đoạt Giải đặc biệt – Liên hoan phim Phi Ưng; “Nam diễn viên xuất sắc” – LHP Kim Ưng lần thứ 6; Giải nhất “10 ngôi sao điện ảnh, truyền hình Trung Quốc” lần thứ nhất. Năm 2008, nhờ vai diễn này, ông được bình chọn là một trong 10 diễn viên truyền hình có sức ảnh hưởng lớn nhất trong suốt 30 năm phim truyền hình Trung Quốc. Năm 2009, ông được bầu chọn là 1 trong 60 nghệ sĩ nổi bật nhất trong 60 năm lịch sử của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Do ảnh hưởng quá lớn của bộ phim, hầu hết người Trung Quốc đều nhớ rõ khuôn mặt và phần lớn đều nghĩ “Lục Tiểu Linh Đồng” chính là tên thật của diễn viên đóng Tôn Ngộ Không, nhưng thực ra tên thật của ông là Chương Kim Lai. Vì vậy trong đời thường, Chương Kim Lai đã gặp một số rắc rối khi người ta nghĩ ông sử dụng chứng minh thư giả hoặc mạo danh người nổi tiếng. Vì vậy, Nhà nước Trung Quốc đặc biệt cho phép Bộ an ninh công cộng cấp cho ông 2 thẻ căn cước công dân hợp pháp ghi 2 tên gọi khác nhau: Chương Kim Lai (tên thật của ông) và Lục Tiểu Linh Đồng (nghệ danh của ông khi đóng Tôn Ngộ Không), đến nay ông là công dân Trung Quốc duy nhất có vinh dự này.

Đặc biệt, trong 20 năm qua, phim đã nhiều lần phát sóng lại, mỗi lần cả người lớn và trẻ em đều háo hức đón xem. Có thể nói, bản phim Tây Du Ký 1986 đã sống mãi với thời gian và ăn sâu trong ký ức của nhiều thế hệ khán giả. Hầu hết các đài truyền hình của Việt Nam đều ít nhất trình chiếu một lần. Có đài phát sóng đến gần 10 lần và chiếu đi chiếu lại suốt nhiều năm liền.

Tạo hình và kỹ xảo phim Tây Du Ký

Có thể nói, phục trang, hóa trang, tạo hình của bộ phim hết sức thành công và khó có phiên bản nào qua được. Những chi tiết sắc sảo của từng vai diễn, với mỗi tập là những con yêu quái hoàn toàn khác nhau và không yêu quái nào sử dụng lại. Chính nhờ những phần hóa trang yêu quái như thế nên phần nào giúp bộ phim xóa đi khuyết điểm thiếu diễn viên. Có khi một diễn viên đóng đến 4, 5 vai, và đặc biệt hơn, có tập phim đến phó đạo diễn, thư ký trường quay đều thủ vai yêu tinh nốt. Cá biệt, nhờ vào đeo mặt nạ hóa trang, nên có diễn viên 25 tập đóng đến 10 vai khác nhau

tay-du-ky-02

Kỹ xảo phim Tây Du Ký 1986.

Phục trang, tạo hình cũng góp phần tạo nên sự thành công của bộ phim, nhất là trong các phân đoạn, cảnh quay đông đúc: bầy khỉ ở Hoa Quả Sơn, cảnh chư vị thần tiên tụ hội trên thiên đình, vũ điệu thiên cung của Hằng Nga, đoạn nhà sư Trần Huyền Trang lần đầu diện kiến vua Đường,.v..v… Tất cả những bối cảnh đó đều toát lên rõ nét tinh hoa thần thoại và văn hoá truyền thống Trung Hoa. Dù rằng quay trong phim trường sử dụng phông màn xanh cùng với kĩ xảo lạc hậu theo tiêu chuẩn ngày nay, thế nhưng nhờ cách bài trí khéo léo, các cảnh vật vẫn tạo cảm giác rất thật, rất huyền ảo như chốn thiên cung thần thoại thực sự, khiến cho cảnh thiên đình trong Tây Du Ký 1986 luôn là hình mẫu cho các bộ phim về sau.

Đặc biệt cách dựng cảnh Bồ Tát và các vị La Hán ở Thiên Trúc khi Đường Tăng đến bái kiến Như Lai Phật Tổ hết sức tuyệt vời. Tất cả như một bức tranh nổi, đẹp và rất sống động. Mười tám vị La Hán là 18 khuôn mặt và tư thế khác nhau oai nghiêm và sống động khiến cho từng cảnh quay ở các phân đoạn này luôn như thật. Phật Tổ Như Lai (do Chu Long Quảng đóng) cũng có diện mạo và phong thái rất ấn tượng, như một vị Phật sống, tạo ấn tượng sâu đậm cho người xem.

Lưu Lễ – người phụ trách dàn dựng kỹ xảo phim Tây Du Ký cho biết, trong phim đã sử dụng hơn 1.000 cảnh quay kỹ xảo, nhưng anh nói, với kỹ thuật làm phim lúc bấy giờ thì chưa thể gọi đó là kỹ xảo, bởi nó đều được làm bằng sức người, phương pháp thủ công, dựng phim ghép hình… Như để có được những hình ảnh bồng lai thiên cảnh trên thiên đình, đoàn làm phim phải sử dụng hiệu ứng sân khấu, cảnh Tôn Ngộ Không dùng phép Cân đẩu vân đi mây về gió được dựng với thủ pháp ghép hình, trường đoạn Tôn Ngộ Không bị đốt trong lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân, đoàn làm phim phải dựng những cảnh cháy thật, khiến Lục Tiểu Linh Đồng bị lửa làm cháy bỏng… Chưa kể, những con vật, linh thú hay yêu quái hiện nguyên hình, đoàn làm phim phải sử dụng những con thú nhồi bông hay làm thật con thú đó. Tập 17 trường đoạn con linh vật của Ngưu Ma Vương đoàn làm phim sử dụng kì lân của đội lân hay con trâu Ngưu Ma Vương biến hình được làm thật và chỉ quay đúng một tập phim. Ngoài ra còn rất nhiều con vật khác, lúc bấy giờ kĩ xảo khó khăn, đoàn làm phim bắt buộc phải làm thật.

Mặc dù bị hạn chế phần kỹ xảo, nhưng cách tạo hình nhân vật trong Tây Du Ký rất bắt mắt, vai Tôn Ngộ Không ở mỗi giai đoạn trưởng thành đều có tạo hình khác nhau, đặc biệt những nhân vật như yêu tinh hoặc thần thánh đều thể hiện được hình thù rất đặc trưng, giúp khán giả dễ dàng phân biệt và ghi nhớ. Chỉ bằng phương pháp thủ công mà năm xưa các nhà làm phim đã khắc phục được biết bao khó khăn gian khổ, hoàn thành bộ phim thần thoại Tây Du Ký đạt tới độ tuyệt tác kinh điển, điều đó được giới làm phim Trung Quốc xem là niềm tự hào, và còn là bệ phóng đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình phát triển của truyền hình Trung Quốc.

Ngoại cảnh phim Tây Du ký

Phim Tây Du Ký quay ngoại cảnh xuyên suốt Trung Hoa từ Bắc chí Nam: Bắc Kinh, Hồ Nam, Sơn Đông, Tam Hiệp, Tứ Xuyên, Dương Châu, Thổ Lỗ Phồn – Hỏa Diệm Sơn- Tân Cương, Nội Mông, Quảng Châu, Hàng Châu, Giang Tô, Phúc Kiến, Hà Bắc, Vân Nam… và còn sang tận Thái Lan ghi hình[3]. Lúc bấy giờ, một bộ phim ra nước ngoài quay ngoại cảnh được xem là sự kiện đình đám trong giới làm phim.

tay-du-ky-03

Ngoại cảnh phim Tây Du ký

Theo nhận xét của giới báo chí, phần ngoại cảnh tuyệt đẹp trong phim Tây Du Ký đã góp phần không nhỏ làm nên thành công cho bộ phim. Có thể nói, những chốn bồng lai tiên cảnh, non nước hữu tình đã che lấp đi phần kĩ xảo lạc hậu. Ngoại cảnh trong phim đã được quay tại:

Tập 1 – Bắc Đới Hà; tập 2 – Giới Đài tự – Bắc Kinh; tập 4, 11 và 12 – Hồ Nam; tập 7 – Sơn Đông; tập 8 – Tam Hiệp; tập 9 – Tứ Xuyên; tập 10 – Trương Gia giới; tập 13 – Dương Châu; tập 17 – Thổ Lỗ Phồn Hỏa Diệm Sơn; tập 21 – Cửu Trại Câu; tập 23 – Quảng Châu; tập 24 – Thái Lan; tập 25 – Thái Lan và Hồ Nam.

Những khó khăn khi làm phim Tây Du ký

Vào thời điểm đầu thập niên 80, phim truyền hình Trung Quốc chưa phát triển mạnh, vốn làm bộ phim 6 triệu Nhân dân tệ đã được xem là số tiền kếch xù, nhưng vẫn không đủ trang trải, nhất là việc phải di chuyển đến nhiều nơi rất tốn kém. Tuy nhiên, những khó khăn về tài chính, nhân lực, phương tiện kĩ thuật… vẫn không hề ảnh hưởng đến quyết tâm làm phim Tây Du Ký của nữ đạo diễn Dương Khiết và êkíp làm phim. Đó cũng là lý do tại sao mỗi khi các tờ báo viết về phim Tây Du Ký đều không quên nhắc đến quá trình làm phim gian nan, và còn xem đây là bộ phim thể hiện quyết tâm, ý chí và tinh thần đoàn kết của người Trung Quốc.

Do nguồn kinh phí eo hẹp, diễn viên chỉ được trả thù lao tượng trưng, hơn nữa, diễn viên và nhân viên hậu trường không có sự phân biệt, lúc đoàn di chuyển ngoại cảnh, diễn viên cũng phải phụ khuân vác, còn lúc thiếu diễn viên, nhân viên hậu trường cũng phải “thò mặt” ra trước ống kính, như: thư ký trường quay Vu Hồng (hiện là vợ của Lục Tiểu Linh Đồng) đã đóng vai Hoàng hậu nước Thiên Trúc; huấn luyện viên võ thuật Lâm Chí Khiêm vừa đảm nhận vai trò chỉ đạo nghệ thuật vừa đóng vai Nhị Lang Thần, Hạ Bá Hoa (夏伯华) vừa đảm nhận chỉ đạo võ thuật vừa đóng vai Yêu đạo – câu chuyện “Trừ yêu Ô Kê quốc” (phiên bản 1982).

Vì đa phần các cảnh quay đều thực hiện thô sơ nên các cảnh quay bay lượn, đoàn thực hiện các cảnh quay cáp. Do không có diễn viên đóng thế, vì các cử chỉ và điệu bộ của Tôn Ngộ Không rất khó bắt chước nên đa phần các cảnh quay bay lượn trên không bằng cáp, Lục Tiểu Linh Đồng đều tự mình thực hiện các cảnh quay nên anh là người bị tai nạn nhiều nhất. Trường đoạn Hồng Hài Nhi dùng Tam Muội Chân Hỏa để đốt, do lửa cháy yếu, đạo diễn đã cho lửa cháy lớn khiến Tôn Ngộ Không bị bỏng rất nặng phải nằm 3 tháng theo yêu cầu bác sĩ. Trường đoạn tập 17, 18, quay các ngoại cảnh tại Thổ Lỗ Phồn, Lục Tiểu Linh Đồng nhiều lần bị đứt dây cáp.

Vào thời điểm bấy giờ, mức kinh phí 6 triệu là khoản đầu tư rất lớn, nhưng vẫn không đủ trang trải cho 25 tập phim. Vì thế, thù lao trả cho các diễn viên rất thấp, trong đó, Lục Tiểu Linh Đồng là người được trả thù lao cao nhất cũng chỉ 70 nhân dân tệ/tập phim, con số này kém xa so với cát-sê của các diễn viên trẻ ăn khách thời nay.

Để hoàn thành bộ phim, các thành viên trong đoàn phải liên tục đi chuyển khắp đất nước Trung Quốc, ăn ở kham khổ trên phim trường, có nhiều người nhiều tháng không về nhà, nhưng tất cả đều đồng lòng xây dựng nên bộ phim. Ba diễn viên chính (Lục Tiểu Linh Đồng, Mã Đức Hoa, Diêm Hoài Lễ) đã cống hiến suốt 6 năm ròng để quay 25 tập phim. Hiện nay, dù kỹ xảo và công nghệ đã tiên tiến hơn nhiều, nhưng khán giả vẫn yêu thích bản phim 1986 hơn hẳn những bản phim làm lại sau này. Đó chính là nhờ tâm huyết lớn lao của tập thể đoàn làm phim được kết tinh trong mỗi cảnh quay, mỗi đoạn nhạc của tác phẩm đã làm rung cảm con tim của từng khán giả.

Võ thuật trong phim Tây Du ký

Phim Tây Du Ký có đến 3 nhà chỉ đạo võ thuật: Lâm Chí Khiêm (người đóng vai Nhị Lang Thần) – từng là huấn luyện viên võ thuật; Hạng Hán – huấn luyện viên võ thuật và Hạ Bá Hoa (người đóng vai Yêu đạo – câu chuyện “Trừ yêu Ô Kê quốc” phiên bản 1982). Trong phim có hai nữ diễn viên không có chỉ đạo võ thuật và là tự diễn xuất: Vương Phượng Hà vai Thiết Phiến công chúa trong màn múa kiếm (tập 17) do chính chị thể hiện. Nữ diễn viên thứ hai là Nhậm Văn Kiên vai nữ múa kiếm do Bạch Long Mã biến thành (tập 11) do chính chị thể hiện.

Âm nhạc trong phim Tây Du ký

Có thể nói, bộ phim Tây Du Ký phiên bản 1986 là tập hợp các ca khúc và thành công của phim một phần chính nhờ các ca khúc này.

Với 25 tập phim, bộ phim có đến 20 ca khúc sử dụng trong phim và có 30 khúc hòa tấu. Ngoài khúc hoà tấu đầu phim và ca khúc cuối phim “Đường đi ở nơi đâu?“- Cảm vấn lộ tại hà phương (敢问路在何方 (片尾曲)) do Tưởng Đại Vi (蒋大为) hát, còn có các ca khúc nằm rải rác ở các tập phim.

Nhiều khúc hoà tấu và bài hát trong phim đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật, là sự kết hợp tinh hoa âm nhạc truyền thống Trung Hoa, được xếp vào hàng những ca khúc tiếng Hoa nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Có thể nói âm nhạc cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thành công của bộ phim. Các phiên bản phim Tây du ký sau này có lẽ sẽ không thể vượt qua được.

Thời điểm phát sóng Tây Du Ký

Thời điểm phát sóng: Do thời gian làm phim kéo dài, nên Tây Du Ký đã được quay và phát sóng theo kiểu cuốn chiếu. Tháng 8/1982, bấm máy câu chuyện “Trừ yêu Ô Kê quốc”, lễ Quốc Khánh cùng năm 01/10/1982 CCTV phát sóng tập phim đầu tiên này. Năm 1983, quay các tập “Họa từ Quan Âm viện”, “Thâu ngật nhân sâm quả”, “Tam đả Bạch Cốt tinh”. Ngày 3/2/1984, CCTV phát sóng 2 tập phim: “Kế thu Trư Bát Giới” và “Tam đả Bạch cốt tinh”. Tết Nguyên Đán năm 1986, CCTV chiếu 11 tập của bộ phim. Trong năm 1986, quay tiếp các tập: “Đoạt Bảo Liên Hoa động”, “Đại chiến Hồng Hài Nhi”, “Đấu phép hạ tam quái”, “Thỉnh kinh Nữ Nhi quốc”, “Tam điều Tì Bà phiến”, “Tảo tháp biện kỳ oan”, “Đánh nhầm Tiểu Lôi Âm”, “Tôn hầu xảo hành y”. Năm 1987: quay tiếp “Rơi nhầm Bàn Tơ động”, “Tứ thám Vô đáy động”,”Truyền nghệ Ngọc Hoa Châu”, “Thiên Trúc thâu Ngọc Thố”, “Ba thăng cực lạc thiên”. Ngày 1/2/1988, CCTV phát sóng trọn bộ phim Tây Du Ký gồm 25 tập.

Ban đầu, đoàn làm phim dự định làm 30 tập nhưng do kinh phí chỉ đủ cho 25 tập phim, nên đoàn làm phim đành bỏ dở năm tập phim còn lại. Sau này đến năm 2000 đoàn làm phim quyết định dựng lại năm tập phim còn thiếu, nhưng do năm tập ngắn quá mà những tập hay đều làm hết ở phần một nên ban biên tập đã cải biên năm tập phim đó thành 16 tập với lối dẫn chuyện ban đầu khác. Ở phần hai, nhiều diễn viên đóng phim ở phần một vẫn đóng tiếp tuy tuổi tác có phần già đi nhiều.

Giai đoạn sản xuất Tây Du Ký

Phần 1 Tây du ký

Phần một

Với 25 tập phim của phần một – dường như nó quá ngắn để diễn tả hết nội dung của Tây du ký của Ngô Thừa Ân, thế nhưng chính nội dung phim không quá rườm rà, cô đọng khiến phim luôn diễn tiến liên tục, hấp dẫn. Ngoài 25 tập phim được chiếu như hiện giờ, trong thời gian 1982 – 1988 còn một phiên bản “Trừ yêu Ô Kê quốc” quay năm 1982 (sau được quay lại năm 1986) và một phiên bản “Thâu ngật nhân sâm quả” (khởi quay lại năm 1984) nhưng sau không sử dụng.

Dưới đây là danh sách 25 tập phim Tây du ký:

  1. 猴王初問世 – Hầu vương sơ vấn thế: Tôn Ngộ Không theo học phép Bồ Đề sư tổ, tương ứng nguyên tác hồi 1-2;
  2. 官封弼馬溫 – Quan phong Bật Mã Ôn: Tôn Ngộ Không náo loạn Long cung…, được phong Bật Mã Ôn, tương ứng nguyên tác hồi 2-4;
  3. 大聖閙天宮 – Đại Thánh náo thiên cung: Tôn Ngộ Không – Tề Thiên Đại Thánh náo Thiên cung, tương ứng nguyên tác hồi 4-7;
  4. 困囚五行山 – Khốn tù Ngũ Hành sơn: Tôn Ngộ Không bị Phật Tổ giam cầm dưới núi Ngũ Hành, Đường Tăng thỉnh kinh, tương ứng nguyên tác hồi 7-9 và 12-13;
  5. 猴王護唐僧 – Hầu vương hộ Đường Tăng: Ngộ Không, Bạch Mã hộ giá Đường Tăng, tương ứng nguyên tác hồi 13-15;
  6. 禍起觀音院 – Họa khởi Quan Âm viện: Tôn Ngộ Không và Quan Âm thu phục Hắc Hùng Tinh trộm cà sa, tương ứng nguyên tác hồi 16-17;
  7. 計收猪八戒 – Kế thu Trư Bát Giới: Thu phục Trư Bát Giới tại Cao Lão trang, tương ứng nguyên tác hồi 18-19;
  8. 坎途逢三難 – Khảm đồ phùng tam nạn: gặp nạn Hoàng Phong động, thu phục Sa Tăng, các Bồ Tát thử lòng Trư Bát Giới, tương ứng nguyên tác hồi 20-24;
  9. 偷吃人參果 – Thâu ngật nhân sâm quả: Tôn Ngộ Không trộm nhân sâm tại quán Trấn Nguyên đại tiên, tương ứng nguyên tác hồi 24-26;
  10. 三打白骨精 – Tam đả Bạch Cốt Tinh: Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh và bị Đường Tăng đuổi về Hoa Quả Sơn, tương ứng nguyên tác hồi 27;
  11. 智激美猴王 – Trí kích Mỹ Hầu vương: Ngộ Không trở lại thu phục Hoàng Bào quái tại Bảo Tượng quốc, tương ứng nguyên tác hồi 28-31;
  12. 奪寶蓮花洞 – Đoạt bảo Liên Hoa động: trừ yêu quái Kim Giác và Ngân Giác, tương ứng nguyên tác hồi 32-35;
  13. 除妖烏鷄國 – Trừ yêu Ô Kê quốc: trừ yêu đạo tại Ô Kê quốc, cứu sống quốc vương Ô Kê, tương ứng nguyên tác hồi 36-39;
  14. 大戰紅孩兒 – Đại chiến Hồng Hài Nhi: Quan Âm hỗ trợ thầy trò Đường Tăng thu phục Hồng Hài Nhi, tương ứng nguyên tác hồi 40-42;
  15. 鬪法降三怪 – Đấu pháp hàng tam quái: tại Xa Trì quốc, Ngộ Không đấu phép ba yêu quái lốt đạo sĩ, tương ứng nguyên tác hồi 44-46;
  16. 趣經女兒國 – Thỉnh kinh Nữ Nhi quốc: Đường Tăng qua Tây Lương nữ quốc, trừ bọ cạp tinh, tương ứng nguyên tác hồi 53-55;
  17. 三調芭蕉扇 – Tam điệu Ba Tiêu phiến: thầy trò qua Hỏa Diệm Sơn, thu phục Ngưu Ma Vương, tương ứng nguyên tác hồi 59-61;
  18. 掃塔辨奇冤 – Tảo tháp biện kì oan: qua Sái Trại quốc, Bạch Mã giúp thu phục Cửu Đầu Trùng, tương ứng nguyên tác hồi 62-63;
  19. 誤入小雷音 – Ngộ nhập Tiểu Lôi Âm: thầy trò gặp Hạnh Tiên, gặp yêu quái Hoàng Mi, tương ứng nguyên tác hồi 64-66;
  20. 孫猴巧行醫 – Tôn hầu xảo hành y: Tôn Ngộ Không thu phục quái Trại Thái Tuế tại Châu Tử quốc, tương ứng nguyên tác hồi 68-71;
  21. 錯墜盤絲洞 – Thác trụy Bàn Ty động: thầy trò gặp bảy nhện tinh và Đa Mục quái, tương ứng nguyên tác hồi 72-73;
  22. 四探無底洞 – Tứ thám Vô Để động: thầy trò gặp nạn tại động không đáy, thu phục Bạch Thử tinh, tương ứng nguyên tác hồi 80-83;
  23. 传藝玉華州 – Truyền nghệ Ngọc Hoa Châu: đến Ngọc Hoa châu, và thu phục Cửu Linh nguyên thánh, tương ứng nguyên tác hồi 84-85 và 88-90;
  24. 天竺收玉兔 – Thiên Trúc thu Ngọc Thố: đến Thiên Trúc quốc, thu phục Thỏ Ngọc tinh, tương ứng nguyên tác hồi 93-95;
  25. 波生極樂天 – Ba sinh cực lạc thiên: thầy trò bái yết Phật Tổ và về đất Đường, tương ứng nguyên tác hồi 98-100.

Phần 2 Tây Du Ký

Phần hai phim Tây Du Ký được sản xuất năm 1998 – 1999, phát sóng năm 2000, gồm 16 tập, bổ sung cho những chuyện trên đường Tây du mà phần một chưa kể hết. Phim vẫn do Dương Khiết đạo diễn, khâu võ thuật được giao cho nhà chỉ đạo võ thuật Tào Vinh phụ trách. Các nhà làm phim lấy bối cảnh thầy trò Đường Tăng trở về Trường An và lần lượt kể lại những trắc trở trên đường đi cho vua Đường Thái Tông nghe. Hình ảnh minh họa cho lời kể chính là những tập phim “bổ khuyết” cho phần 1. Đạo diễn Dương Khiết đã đặt tên cho trọn bộ 16 tập phim sau là: Tây Du Ký tục biên. Theo giới chuyên môn nhận xét, phần hai Tây Du Ký không hấp dẫn bằng phần một, không phải các tai nạn phần 2 không hay bằng phần 1 mà chính là phần hai kéo dài. Khán giả cho rằng nó không cô động, lạm dụng kĩ xảo và nhạc phim lẫn tạo hình nhân vật, diễn viên già đi nhiều đã khiến cho phim không còn cái hồn vốn có của nó trước đây. Hay nói cách khác, có lẽ phim không thành công là do cái bóng của phần một quá lớn.

Kĩ xảo phần 2 tiến triển rất nhiều và được xem là phát huy hiệu quả tối ưu các pha thần thông, thế nhưng chính kĩ xảo quá công phu này khiến cho những trận đấu của Tôn Ngộ Không kéo dài gây nhàm chán cho khán giả. Phần hai hóa trang của các nhân vật cũng không mấy sắc xảo hay không có sự phân biệt rõ ràng. Âm nhạc sử dụng cho phần hai cũng là nguyên nhân thất bại cho phim, nếu như phần một, âm nhạc đã khiến cho phim thành công thì chính phần hai, âm nhạc đã được thay mới hoàn toàn.

  1. 險渡通天河 – Hiểm độ Thông Thiên hà: thầy trò gặp nạn sông Thông Thiên,tương ứng nguyên tác hồi 47-48;
  2. 師徒生二心 – Sư đồ sinh nhị tâm: thu phục Linh Cảm đại vương, Ngộ Không trừ cướp, tương ứng nguyên tác hồi 49, 56-58;
  3. 真假美猴王 – Chân giả Mỹ Hầu Vương: nạn Ngộ Không thật giả, tương ứng nguyên tác hồi 58;
  4. 受阻獅駝嶺 – Thụ trở Sư Đà lĩnh: thầy trò gặp nạn Thanh Sư, tương ứng nguyên tác hồi 58, 74;
  5. 遇仙孔雀台 – Ngộ tiên Khổng Tước Đài: yêu Thanh Sư, Bạch Tượng hại thầy trò, tương ứng nguyên tác hồi 75-76;
  6. 如來收大鵬 – Như Lai thu Đại Bàng: Phật Tổ trừ yêu Đại Bàng, thoát nạn tiên Khổng Tước, tương ứng nguyên tác hồi 77, 43;
  7. 情斷黑水河 – Tình đoạn Hắc Thủy hà: Ma Ngang thái tử giúp trừ Đà Long, tương ứng nguyên tác hồi 43, 10;
  8. 收伏青牛怪 – Thu phục Thanh Ngưu quái: Thác Tháp Lý thiên vương và Na Tra giúp trừ Thanh Ngưu quái, tương ứng nguyên tác hồi 50-51;
  9. 祈雨鳳仙郡 – Kỳ vũ Phượng Tiên quận: Thanh Ngưu bị Thái Thượng Lão Quân bắt, giúp trừ hạn quận Phụng Tiên, tương ứng nguyên tác hồi 52, 87;
  10. 大鬧披香殿 – Đại náo Phi Hương điện: Ngọc Đế phải làm mưa quận Phụng Tiên, tương ứng nguyên tác hồi 87, 67;
  11. 絕域變通途 – Tuyệt vực biến thông đồ: trừ Mãng Xà tinh, gặp nạn Báo Tử tinh, tương ứng nguyên tác hồi 67, 86;
  12. 淚灑隱霧山 – Lệ tẩy Ẩn Dụ Sơn: trừ Báo Tử tinh, qua Tỳ Khâu quốc, tương ứng nguyên tác hồi 86, 78;
  13. 救難小兒城 – Cứu nạn Tiểu Nhi thành: gặp Hồ Ly tinh ở Tỳ Khâu quốc, tương ứng nguyên tác hồi 78-79;
  14. 緝盜菩提城 – Tập đạo Bồ Đề Vực: thầy trò gặp Khấu viên ngoại huyện Địa Linh, tương ứng nguyên tác hồi 79, 88, 96-97;
  15. 還魂寇善人 – Hoàn hồn Khấu thiện nhân: cứu Khấu viên ngoại, tương ứng nguyên tác hồi 97, 91;
  16. 觀燈金平府 – Quan đăng Kim Bình phủ: Tây Hải long công chúa giúp thu phục ba Tê Ngưu tinh, tương ứng nguyên tác hồi 91-92.

Diễn viên trong Phim Tây Du KÝ

Phim Tây du ký có lực lượng diễn viên đông đảo, với sự góp mặt của đội ngũ diễn viên có tên tuổi lúc bấy giờ và một số diễn viên không chuyên. Tuy nhiên, vì số lượng tập phim là 25 và lực lượng diễn viên đông nhưng cũng không tránh khỏi hiện tượng thiếu diễn viên. Phim cá biệt một vai có tới 3 diễn viên thủ vai (Tam Tạng – 3 diễn viên) và một diễn viên đóng tới 4-5 nhân vật khác nhau (Từ Thiếu Hoa và Lục Tiểu Linh Đồng).

Diễn viên trong Phần 1 Tây Du Ký

  • Tôn Ngộ Không – Lục Tiểu Linh Đồng (六小齡童)
  • Đường Tăng – Uông Việt (汪粤)[2], Từ Thiếu Hoa (徐少華)[3], Trì Trọng Thụy (遲重瑞)[4]
  • Trư Bát Giới – Mã Đức Hoa (馬德華)
  • Sa Tăng – Diêm Hoài Lễ (閻懷禮)
  • Phật Tổ Như Lai – Châu Long Quảng (朱龍廣)
  • Quan Âm Bồ Tát – Tả Đại Phân (左大玢)
  • Ngọc Hoàng Thượng đế – Chương Ngọc Thiện
  • Thái Thượng Lão Quân – Trịnh Dung
  • Linh Cát Bồ Tát – Quách Uy (tập 3), Nhậm Phượng Pha (tập 8, 17, 25)
  • Phổ Hiền Bồ Tát – Quách Uy (tập 8), Trì Triệu Bằng (tập 3), Cận Căn Tuất (tập 25)
  • Văn Thù Bồ Tát – Triệu Quyền (tập 3, 8), Diệp Dĩ Manh (tập 13, 25)
  • Diêm Vương – Lưu Giang
  • Hằng Nga – Khâu Bội Ninh (邱佩寧)
  • Thái Bạch Kim Tinh – Vương Trung Tín
  • |Thác Tháp Lý Thiên Vương – Vương Ngọc Lập
  • Na Tra – Ngải Kim Mai (艾金梅) (tập 2, 3), Dương Bân (楊斌) (tập 12, 17, 22)
  • Xích Cước đại tiên – Hàn Thiện Tục (tập 2, 3), Cận Căn Tuất (tập 23)
  • Nhị Lang Thần – Lâm Chí Khiêm
  • Vương Mẫu nương nương – Vạn Phức Hương
  • Di Lặc phật – Thiết Ngưu
  • Thái Ất Thiên Tôn – Châu Bỉnh Khiêm
  • Tiểu Bạch Long – Vương Bá Chiêu (王伯昭)
  • Bồ Đề sư tổ – Quan Vân Giai
  • Thiên lý nhãn – Diêm Hoài Lễ
  • Thuận phong nhĩ – Hạng Hán
  • Mã hầu – Hạng Hán
  • Bạch mao hầu – Mã Đức Hoa
  • Lão chủ quán trọ (tập 1) – Lý Vĩnh Quý
  • Đường quan – Lý Liên Nghĩa
  • Đạo đồng – Bạch Xuân Hương
  • Vũ Khúc tinh quân – Vương Chí Thiện
  • Hỗn thế ma vương – Lâm Chí Khiêm
  • Độc giác quỷ vương – Hàn Thiện Tục
  • Ngưu Ma Vương (tập 2) – Diêm Hoài Lễ
  • Cự Linh Thần – Tiền Vĩnh Khang
  • Thiên Bồng nguyên soái – Mã Đức Hoa
  • Giám thừa – Diêm Hoài Lễ
  • Giám phó – Trương Ký Điệp
  • Phúc tinh – An Vân Vũ
  • Lộc tinh – Lý Nhuận Sinh
  • Thọ tinh – Dương Ngọc Chương
  • Thổ địa (tập 3) – Khổng Nhuế
  • Thất tiên nữ – Vương Học Cần, Trương Yên Yên Đẳng…
  • Tiên hạc – Trương Kinh Lệ
  • Ân Tiểu Tả – Mã Lan (馬蘭)
  • Trần Quang Nhị – Từ Thiếu Hoa
  • Đường Thái Tông – Trương Chí Minh (張志明)
  • Quan Âm hóa thân – Quách Gia Khánh
  • Lưu Hồng – Hàn Thiện Tục
  • Trà phòng (tập 4) – Lý Kiến Thành
  • Tiểu Đường Tăng – Sái Viễn, Hàng Vương Chuyên
  • Đông Hải Long vương – Lý Kinh Tây
  • Tây Hải long vương – Diêm Hoài Lễ
  • Cửu Đầu Trùng – Lý Long Tân (tập 5), Á Vĩ Kiệt (tập 18)
  • Lão trượng (tập 5) – Hàn Thiện Tục
  • Tiểu nam hài – Hà Nghĩa
  • Lưu Bá Khâm – Từ Xuyên
  • Tướng cướp – Hạng Hán, Mã Đức Hoa, Dương Bân, Hà Dịch, Lý Nhuận Sinh, Lý Liên Văn
  • Mộc Tra – Dương Bân
  • Kim Trì trưởng lão – Trình Chi (程之)
  • Quảng Trí hòa thượng – Lý Vĩnh Quý
  • Hắc Hùng tinh – Hạng Hán
  • Bạch Hoa Xà Quân – Trình Vĩ Binh
  • Quảng Mục thiên vương – Lâm Chí Khiêm
  • Tráng hán, Thiên Bồng nguyên soái (tập 7) – Mã Đức Hoa
  • Cao Tài – Hạng Hán
  • Cao lão phu nhân – Cao Ngọc Thiến
  • Cao Thái Công – Khổng Nhuế
  • Cao Thúy Lan – Ngụy Tuệ Lệ (魏慧麗)
  • Nha hoàn – Hướng Linh
  • Địa bảo (tập 7) – Trương Ký Điệp
  • Hoàng Phong quái – Quách Gia Khánh
  • Lão Hổ tinh – Trương Ký Điệp
  • Lê Sơn lão mẫu – Tôn Phượng Cầm
  • Chân Chân – Thẩm Tuệ Phân
  • Ái Ái – Dương Phượng Nhất
  • Liên Liên – Hà Tình (何晴)
  • Tiên nữ (tập 8) – Hứa Nghiệp
  • Trấn Nguyên đại tiên – Ngô Quế Linh
  • Thanh Phong – Sái Lâm (蔡林)
  • Minh Nguyệt – Vương Dương (王羊)
  • Thổ địa (tập 9) – Hạng Hán
  • Bạch Cốt Tinh – Dương Xuân Hà (楊春霞)
  • Thôn cô (tập 10) – Dương Tuấn
  • Lão phụ – Lưu Huệ Mẫn
  • Lão ông – Hoàng Phỉ
  • Khô Lâu Tinh – Lý Liên Nghĩa, Lý Nhuận Sinh
  • Hắc Hồ Tinh – Hàn Phượng Hà, Lý Hồng Dương (tập 11)
  • Hắc Hồ Tinh hóa thân (tập 11) – Hàn Phụng Hà
  • Bách Hoa mĩ công chúa – Lưu Tân (劉濱)
  • Hoàng Bào quái – Nhậm Phụng Pha
  • Hoàng Bào quái hóa thân – Dương Thụ Bưu
  • Bạch Long Mã hóa thân – Nhậm Văn Kiên
  • Bảo Tượng quốc Quốc vương – Cố Lam
  • Kim Giác đại vương – Xa Hiểu Đồng
  • Ngân Giác đại vương – Quách Thọ Dương
  • Tinh Tế quỷ – Lý Kiến Thành
  • Linh Lợi trùng – Ký Phúc Kỉ
  • Đạo sĩ (tập 12) – Lục Tiểu Linh Đồng
  • Cửu Vĩ hồ – Lục Tiểu Linh Đồng
  • Sơn thần (tập 12) – Mã Đức Hoa
  • Thái Thượng lão quân (tập 12) – Diêm Hoài Lễ
  • Ô Kê quốc Quốc vương – Lôi Minh
  • Ô Kê quốc Vương hậu – Hướng Mai (向梅)
  • Ô Kê quốc Thái tử – Uông Hải Ninh
  • Yêu đạo (tập 13) – Đổng Hồng Lâm (董洪林)
  • Tăng quan (tập 13) – Triệu Nghiễm Sam
  • Tĩnh Long vương – Trì Trọng Thụy
  • Đồng tử – Tất Đằng
  • Thái giám (tập 13) – Lý Kiến Thành
  • Hồng Hài Nhi – Triệu Hân Bồi
  • Ngưu Ma Vương – Vương Phu Đường
  • Thổ địa Giáp – Hạng Hán
  • Thổ địa Ất – Từ Đình Lôi
  • Sơn thần Giáp – Lý Kiến Thành
  • Sơn thần Ất – Lý An Kiện
  • Sơn thần Bính – Trương Tử Nguyệt
  • Long vương (tập 14) – Từ Thiếu Hoa
  • Xa trì quốc Quốc vương – Triệu Ngọc Tú
  • Xa Trì quốc Vương hậu – Triệu Lệ Dung (趙麗蓉)
  • Hổ Lực đại tiên – Lưu Cần
  • Lộc Lực đại tiên – Sái Du Ca
  • Dương Lực đại tiên – Tằng Thảo
  • Hai đạo sỹ (tập 15) – Cận Căn Tuất, Từ Đình Lôi
  • Quốc vương Tây Lương nữ quốc – Châu Lâm (朱琳)
  • Bọ cạp tinh – Lý Vân Quyên
  • Nữ thái sư (tập 16) – Dương Quế Hương
  • Như Ý chân tiên – Vương Đức Lâm
  • Ngang Nhật tinh quan – Từ Quan Xuân
  • Thiết Phiến công chúa – Vương Phượng Hà
  • Ngọc Diện hồ li tinh – Trịnh Ích Bình (鄭益萍)
  • Lão thổ địa (tập 17) – Cát Hữu
  • Sái Trại quốc quốc vương – Kim Cương
  • Vạn Thánh công chúa (tập 18) – Trương Thanh (张青)
  • Vạn Tài lão long vương – Triệu Bảo Tài
  • Lão hòa thượng (tập 18) – Lý Phụng Xuân
  • Lão phương trượng – Lý Chí Nghị
  • Hai tiểu hòa thượng – Điền Giang Thủy, Bạch Kiến Tài
  • Tiểu hòa thượng (tập 18) – Cao Ký Phong
  • Bôn ba nhi bá – Lý Kiến Thành
  • Bá ba nhi bôn – Cao Bảo Trọng
  • Hạnh Tiên – Vương Linh Hoa (王苓華)
  • Hoàng Mi yêu vương – Tào Đạc (曹鐸)
  • Cô Trực Công – Tào Đạc
  • Thập Bát Công – Dã Băng
  • Phất Vân Tẩu – Lý Thiết Phong
  • Lăng Không Tử – Diệp Dĩ Manh
  • Khán Hoàn lão nhân – Thiết Ngưu
  • Quỷ sứ (tập 19) – Lý Kim Thủy
  • Châu Tử quốc Quốc vương – Cung Minh
  • Kim Thánh nương nương – Chiêm Bình Bình
  • Trại Thái Tuế – Vương Nhân
  • Hữu lai hữu khứ – Chu Tài Lợi
  • Tử Dương chân nhân – Hàn Thao
  • Lão thái giám – Sử Sùng Nhân
  • Lão thái y – Cừu Phủ Tuyền
  • Đại thần (tập 20) – Lý Kiến Lương
  • Đại chu nữ (Hồng nhện tinh) – Diêu Gia
  • Á chu nữ (Lam nhện tinh) – Lưu Sảnh
  • Tam chu nữ (Tử nhện tinh) – Đỗ Hướng Huệ
  • Tứ chu nữ (Phấn nhện tinh) – Dương Túc
  • Ngũ chu nữ (Tranh nhện tinh) – A Chi Thi Mã
  • Lục chu nữ (Lục nhện tinh) – Lữ Hải Ngọc
  • Thất chu nữ (Hoàng nhện tinh) – Lưu Lâm
  • Đa mục quái – Lý Hồng Dương
  • Bì Lan bà bồ tát – Dương Kì Mẫn
  • Lê Sơn lão mẫu hóa thân – Lý Tư Kỳ
  • Tiểu đạo sĩ (tập 21) – Dương Bân, Từ Đình Lôi
  • Bạch thử tinh – Thường Thanh
  • Đại Lạt Ma – Vương Tiệp
  • Tiểu Lạt Ma – Lý Chí Hùng
  • Lạt Ma chủ trì – Ngô Đường
  • Yêu nữ (tập 22) – Á Tuyết Mai, Khương Tú Hoa
  • Ngọc Hoa châu quốc vương – Ni Cách Mộc Đồ
  • Đại thái tử – Trương Dương
  • Nhị thái tử – Diệp Dĩ Manh
  • Tam thái tử – Dương Bân
  • Hoàng Sư tinh – Hạng Hán
  • Cửu Linh nguyên thánh – Lý Kiến Thành
  • Điêu toàn cổ quái – Sa Kiệt
  • Cổ quái điêu toàn – Hà Dịch
  • Vương Tiểu Nhị – Cung Minh
  • Vợ Vương Tiểu Nhị – Khúc Anh Liên
  • Triệu mẫu (tập 23) – Trần Khánh Bình
  • Ngọc Hoa châu vương hậu – Dương Ngọc Mẫn
  • Ngọc thố / Thiên Trúc công chúa – Lý Linh Ngọc (李玲玉)
  • Thiên Trúc quốc vương – Vương Đồng
  • Thiên Trúc vương hậu – Vu Hồng
  • Thái âm tinh quân – Khâu Bội Ninh
  • Lão tăng (tập 24) – Nhậm Phượng Pha
  • Kim Đính đại tiên (tập 25) – Vương Hi Chung
  • A Na – Hạng Hán
  • Ca Diếp – Lý Kiến Thành
  • Trường my La Hán – Hà Thành Phú
  • Người chèo thuyền – Lý Hồng Dương

Trong phim còn có Hùng Nghê vào vai khỉ con, Hứa Tình (許晴) trong vai một tiểu đồng của Thái Thượng Lão Quân (tập 3), Mã Linh trong vai người múa phụ họa cho Hằng Nga…

Diễn viên phần II trong Tây Du Ký

  1. Tôn Ngộ Không – Lục Tiểu Linh Đồng (六小齡童)
  2. Đường Tăng – Từ Thiếu Hoa (徐少華) (từ tập 1 đến giữa tập 9), Trì Trọng Thụy (遲重瑞) (giữa tập 9 đến tập 16)
  3. Trư Bát Giới – Thôi Cảnh Phú (崔景富)
  4. Sa Tăng – Lưu Đại Cương (劉大剛)
  5. Ngọc Hoàng Thượng đế – Vương Vệ Quốc (王衛國)
  6. Quan Âm Bồ Tát – Tả Đại Phân
  7. Phật Tổ Như Lai – Châu Long Quảng
  8. Thái Thượng Lão Quân – Trịnh Dung
  9. Thái Bạch Kim Tinh – Vương Trung Tín
  10. Diêm Vương – Lưu Giang
  11. Đường Thái Tông – Trương Chí Minh
  12. Thác Tháp Lý Thiên Vương – Trần Trọng Sinh
  13. Đông Hải Long vương – Thôi Cảnh Phú
  14. Tây Hải Long vương – Trì Quốc Đống
  15. Na Tra – Châu Cầm, Vương Uy
  16. Mộc Tra – Trương Phân
  17. Điện mẫu – Trương Đan Đan
  18. Phong bà bà – Sa Lâm
  19. Trần Thanh – Trương Mặc Côn (tập 1-2)
  20. Thê Trần Trừng – Trương Văn Huệ
  21. Lão quản gia- Lý Khánh Hữu
  22. Tiểu quan bảo – Lưu Lập Phong
  23. Linh Cảm đại vương – Vương Lập Mẫn
  24. Ngư nữ – Cơ Ngọc
  25. Ngao lão – Lam Pháp Khánh
  26. Đứng đầu cường hán – Khương Báo Hồng
  27. Vợ đứng đầu cường hán – Dương Hứng Nghi
  28. Thôn cô và Khổng Tước công chúa (tập 4, 5) – Kim Xảo Xảo (金巧巧)
  29. Thanh sư – Cổ Thạch Đầu
  30. Bạch tượng – Vương Vệ Quốc
  31. Đại bàng – Quách Quân
  32. Hí Thước – Châu Đan
  33. Tiểu toàn phong – Lam Gia Phú
  34. Đà Long – An Á Bình (tập 6-7)
  35. Hắc Thủy hà công chúa – Dương Tĩnh
  36. Ma Ngang thái tử – Tào Vinh
  37. Thanh Ngưu tinh – Lý Hồng Đào (tập 8-9)
  38. Quận hầu- Đàm Phi Linh
  39. Thê quận hầu- Đàm Nguyệt Vinh
  40. Phụng Tiên quận thôn phụ – Ngô Tố Anh
  41. Mãng xà tinh – Bác Hồng
  42. Lý lão hán -Dương Tử Thuần
  43. Báo Tử tinh – Vũ Chí Dũng
  44. Thê tiều tử – Trịnh Anh
  45. Tiều tử- Trương Dương
  46. Lang tinh – Lam Pháp Khánh
  47. Tỷ Khâu quốc mỹ hậu (hồ ly tinh) (tập 13, 14) – Ngu Mộng (虞夢)
  48. Tỷ Khâu quốc quốc vương – Vương Anh
  49. Bạch lộc tinh – Lưu Kình
  50. Yêu đạo – Cừu Vĩnh Lực
  51. Dịch quan – Lý Hồng Dương
  52. Khấu viên ngoại – Sái Quảng Khánh (tập 14-15)
  53. Nhị phu nhân – Vương Mỹ Hồng
  54. Julia (Châu Lệ Á) – Vương Hà
  55. Tịch hàn đại vương – Trần Đại Trung
  56. Tịch thử đại vương – Triệu Nghị
  57. Tịch trần đại vương – Sái Du Ca
  58. Tây Hải long công chúa – Lưu Đan (劉丹)
  59. Khuê Mộc lang – Từ Kiến Sinh
  60. Bạch vô thường – Lục Tiểu Linh Đồng
  61. Từ Vân Tự phương trượng – Trọng Trường Đức

(danh sách diễn viên phần hai không xếp theo thứ tự tập phim)

Một số sự khác biệt nội dung so với nguyên tác

Tây Du Ký 1986 thường được xem là bộ phim dựng khá sát nguyên tác, với bố cục ngắn gọn, không rườm rà. Tuy nhiên có một số chi tiết dựng khác nguyên tác, thể hiện sự sáng tạo của đoàn phim.

  • Trong tiểu thuyết, Tôn Ngộ Không đi bằng bốn chân và ngoại hình giống hệt như khỉ, còn Trư Bát Giới có lông màu đen tương tự như lợn rừng. Trong phim truyền hình, Tôn Ngộ Không đi bằng 2 chân và có ngoại hình nửa người nửa khỉ, trong khi Trư Bát Giới giống như một con lợn trắng béo, không có lông. Sa Tăng trong nguyên tác có khuôn mặt đen và râu tóc màu đỏ, trông rất hung dữ, còn trong phim thì Sa Tăng có khuôn mặt hoàn toàn giống người (trừ tập đầu xuất hiện có râu tóc màu đỏ).
  • Trong tiểu thuyết, chính Trư Bát Giới là người chịu trách nhiệm gánh hành lý chứ không phải Sa Tăng. Bộ phim truyền hình đã thêm một số chi tiết nhỏ để nhân vật Sa Tăng xuất hiện nhiều hơn.
  • Mười vị Ngọc Hoàng trong tác phẩm gốc đã được hợp nhất thành một trong phim truyền hình.
  • Khi Tôn ngộ Không đại náo thiên cung, Ngọc Hoàng bò dưới gầm bàn và ra lệnh mời Đức Phật đến. Không có chi tiết này trong cuốn sách gốc.
  • Trong sách gốc, khi Đường Tăng rời Trung Quốc, ông có 2 người phụ tá. Sau đó ba người bị yêu quái bắt, hai người phụ tá đã bị yêu quái ăn thịt, còn Đường Tăng được cứu thoát. Trong phim truyền hình thì 2 phụ tá đó được cắt bỏ, Đường Tăng chỉ đi một mình khi rời Trung Quốc.
  • Trong sách gốc, tấm áo da hổ của Tôn Ngộ Không được tự may, trong khi trong phim truyền hình, Đường Tăng đã may áo da hổ rồi tặng cho Ngộ Không.
  • Trong tập phim thu phục Trư Bát Giới, Tôn Ngộ Không đã giải cứu Cao tiểu thư trước khi Trư Bát Giới kịp ép cô làm vợ. Trong sách gốc, Trư Bát Giới đã kết hôn với Cao tiểu thư được ba năm.
  • Nạn tại Diệt Pháp quốc được dựng chung với nạn tại Ngọc hoa châu. Trong sách gốc, nhà vua tại Diệt pháp quốc đã ra lệnh giết 10.000 nhà sư, còn trong phim thì sửa thành các nhà sư bị bắt rời khỏi chùa và lao động khổ sai.
  • Tập phim “Đấu pháp hàng tam quái” đã loại bỏ cảnh moi tim và tắm trong chảo dầu sôi (để giảm bớt hình ảnh rùng rợn).
  • Một số chi tiết về việc Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới tiêu diệt yêu ma đã bị loại khỏi phim vì quá bạo lực. Ví dụ: Sau khi tiêu diệt Bạch Cốt Tinh và bị Đường Tăng xua đuổi, Tôn Ngộ không đã quay trở lại căn cứ của Bạch Cốt Tinh và tàn sát hàng ngàn yêu tinh ở đó; khi Đường Tăng bị yêu tinh cây mê hoặc và ép ông phải kết hôn với Hạnh Tiên (một yêu tinh cây), Ngộ Không đã giết các yêu tinh đó, tuy nhiên tập 19 phim truyền hình đã sửa đổi thành Ngộ Không tha cho các yêu tinh cây mà chỉ cảnh cáo họ không được tái diễn việc mê hoặc con người.
  • Nạn Bọ cạp tinh đan xen với nạn Nữ nhi quốc. Ở nguyên tác, Đường Tăng hoàn toàn không có tình cảm yêu đương với Nữ vương Nữ nhi quốc và hai người chỉ có buổi đàm đạo thông thường, còn ở phim truyền hình thì đã thêm vào một đoạn mô tả cảm động về tình cảm giữa hai người (đoạn Đường Tăng được dẫn vào phòng ngủ của Nữ vương, nghe Nữ vương tỏ tình, khi đó ông đã phải cố tĩnh tâm để chống lại sự cám dỗ từ sắc đẹp của Nữ vương). Một số người cho rằng tình tiết thêm vào này khá thành công vì nó cho thấy Đường Tăng vẫn là một con người, vẫn bị ảnh hưởng bởi sắc tình, khiến ông phải gian khổ mới vượt qua được “ải mỹ nhân” để tu thành chính quả.
  • Thêm nhân vật Cao lão phu nhân trong nội dung thu phục Trư Bát Giới
  • Nội dung thu phục Tiểu Bạch long có thêm thắt chi tiết về quan hệ giữa Tiểu Bạch Long với Vạn thánh công chúa, và nạn thu phục Cửu đầu trùng cũng có sự thêm thắt nội dung
  • Nạn Hắc hùng tinh, bỏ nhân vật Lăng Hư
  • Nạn thu phục Ngọc thố, bỏ chi tiết về Thái Âm tinh quân
  • Bỏ qua hồi 11 nguyên tác
  • Thêm nhân vật Hắc hồ tinh nạn Bạch cốt tinh và Hoàng bào quái

Ngoài ra phim cũng có sự khác biệt với truyện trong xây dựng hình tượng nhân vật (các nhân vật chính đều có sự thay đổi đáng kể về hình dạng và tính cách), và cả tư tưởng, được xem là chịu ảnh hưởng tư tưởng chính thống của nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lúc bấy giờ.

Phần hai sản xuất năm 1998 do làm dưới dạng thuật lại cho đầy đủ nội dung nên kịch bản có nhiều biến đổi, thêm thắt nhiều nhân vật, chủ yếu là các nhân vật nữ như: Khổng tước công chúa (trong truyện chỉ mô tả qua lời Phật tổ), Hắc thủy hà công chúa, Tây hải long công chúa, Julia (Châu Lệ Á – con Khấu viên ngoại), vợ anh tiều phu (thê tiều tử) nạn Báo tử tinh, thôn phụ quận Phụng Tiên,…

Đánh giá phim Tây Du Ký

Mặc dù phim tạo được ấn tượng và được phát lại nhiều lần nhất trong lịch sử Trung Quốc, nữ đạo diễn Dương Khiết vẫn cho rằng phim chưa đạt tới độ hoàn mỹ như mình mong muốn, bà từng không muốn xem bộ phim do mình chỉ đạo. Bà thường nhắc đi nhắc lại vì thiếu kinh phí nên không thể làm phim Tây du ký đẹp hơn, do đó với kỹ xảo thô sơ, nhiều cảnh quay trong phim không được như ý.

Các tìm kiếm liên quan đến tây du ký

  • phim: tân tây du ký
  • tây du ký – tập 5
  • Tác phẩm Tây du ký viết vào thời nhà náo
  • tây du ký – tập 8
  • Tây Du Ký: Mối Tình Ngoại Truyện 2
  • Tây Du Ký có bao nhiêu tập
  • tây du ký 3: nữ nhi quốc
  • Tây Du ký bao nhiều tập

    Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home/zwainzaz/nhattientuu.com/wp-content/themes/traisonglam/single.php on line 34

Bạn đang xem Tất tần tật về Tây du ký (phim truyền hình 1986) tại Nhất Tiên Tửu Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Nhất Tiên Tửu nếu bài viết có ích !
Like Nhất Tiên Tửu trên Facebook để ủng hộ mình nhé

Copyright 2019 © Shop Nhất Tiên Tửu :: Thế Giới Rượu Ngâm