Site icon Nhất Tiên Tửu

Thai nhi 34 tuần đạp nhiều là tốt hay không?

4.6/5 - (18 bình chọn)

Thai 34 tuần tuổi sẽ tiếp tục phát triển để đạt đến đỉnh cao của các chỉ số cơ thể. Đây cũng là thời điểm mà mẹ bầu sẽ đối mặt với một số biểu hiện đặc biệt trên cơ thể. Nhất là khi bụng mẹ đã đạt kích thước khá lớn so với các tuần trước đó rồi.

Sự phát triển của thai nhi 34 tuần

Bé lúc này sẽ có kích thước cỡ quả dưa đỏ, nặng khoảng 2,15 kg và dài gần 46 cm tính từ đầu đến gót chân. Đến tuần thai thứ 34, hầu hết các em bé đã sẵn sàng ở vị trí sinh. Bác sĩ có thể cho mẹ biết bé sinh ở vị trí đầu hay mông đầu tiên.

Xem thêm: # Khám thai tại thanh xuân hà nội

Thai nhi 34 tuần đạp nhiều là tốt hay không?

Lượng canxi của người mẹ là vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Do bé sẽ hấp thu canxi từ người mẹ để cấu tạo thành xương. Một người phụ nữ mang thai không nhận được đủ canxi có thể ảnh hưởng đến chính xương của người mẹ. Vì thai nhi đang phát triển sẽ lấy khoáng chất từ cấu trúc xương của người mẹ khi cần thiết.

Lớp nhờn bảo vệ da của thai nhi trong giai đoạn 34 tuần tuổi sẽ trở nên dày hơn. Trong khi lông tơ gần như hoàn toàn biến mất. Ngoài ra, tuần 34 thai kỳ, móng tay của bé đã xuất hiện và tiếp tục dài thêm. Vì vậy hầu hết các bé khi chào đời đều có móng tay rất dài.

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ

Đến tuần 34 của thai kỳ, mẹ sẽ quay trở về cảm giác mệt mỏi. Mặc dù nó có thể không dai dẳng và mãnh liệt như trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Sự căng thẳng về thể chất cộng với những đêm thiếu ngủ vì đi tiểu thường xuyên. Và liên tục trở mình để có được vị trí thoải mái chính là những nguyên nhân gây nên sự mệt mỏi cho mẹ.

Xem thêm: # Bí quyết sinh con gái

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ khi mang thai

Bạn lưu ý rằng chân, tay, mặt và mắt cá chân có thể hơi phù nề. Đây là tình trạng giữ nước của cơ thể và nó thường sẽ tồi tệ hơn khi thời tiết ấm và vào cuối ngày. Thật kỳ lạ là việc uống nước thường xuyên, đều đặn sẽ giúp giảm phù nề. Cơ thể, đặc biệt là thận, và thai nhi cần rất nhiều nước vì thế nên uống thật nhiều. Tuy nhiên, nếu thấy tay hay mặt phù, sưng húp thì nên gọi cho bác sĩ ngay, có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Đến cuối tuần này, một cảm giác khó chịu nữa có thể phát sinh do sức ép ngày càng lớn của thai nhi. Một số phụ nữ cảm thấy như bị kim châm. Biểu hiện cụ thể của cảm giác này là ngứa râm ran. Bị ép hoặc tê ở xương chậu hay khoang chậu do áp lực từ thai nhi gây nên. Đây là triệu chứng bình thường và bạn không nên lo lắng.

Tại sao thai 34 tuần đạp nhiều?

Ở tuần 34, thai nhi đã có cân nặng với kích thước cơ thể khá lớn nên tử cung của mẹ dần trở nên chật chội với con, điều này khiến con khó chịu nên luôn tìm cách duỗi tay, chân. Bên cạnh đó, đạp nhiều là cách để bé phản ứng lại với các tác động từ bên ngoài. Khi có bất kỳ một tác động nào như âm thanh, ánh sáng từ môi trường xung quanh. Thì bé sẽ phản ứng bằng cách đạp nhiều vào bụng mẹ.

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ ăn no cũng sẽ khiến con đạp nhiều hơn. Đó là do con đang “làm quen” với những thức ăn từ bên ngoài đưa vào. Và bé cũng sẽ được cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn sau mỗi bữa ăn của mẹ. Trong quá trình mang thai, nếu quan sát kĩ một chút mẹ sẽ thấy con đạp rất mạnh sau bữa ăn. Thậm chí mẹ bầu còn có thể quan sát được hình dáng bàn chân của con in rõ trên bụng mẹ.

Vào ban đêm, lúc mẹ đang say giấc thì cũng là lúc bé con thức dậy và nghịch ngợm bằng cách đá những cú siêu mạnh vào bụng mẹ. Nếu mẹ ngủ say không biết thì một lúc sau bé cũng sẽ ngưng không đạp nữa và ngủ theo.

Thai 34 tuần tuổi đạp nhiều có nguy hiểm không?

Thực tế thì việc thai nhi 34 tuần tuổi đạp nhiều, mạnh và xuất hiện rất nhanh. Đồng thời cũng không có biểu hiện gì bất thường kèm theo cả. Thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng bé đang rất khỏe mạnh.

Thai 34 tuần tuổi đạp nhiều có nguy hiểm không

Không ít mẹ bầu nghĩ rằng, bé đạp càng nhiều càng khỏe mạnh. Hoặc bé phải chuyển động nhiều lần trong ngày thì mới yên tâm. Tuy nhiên trong một số trường hợp thai nhi đạp nhiều là dấu hiệu báo động thai nhi đang gặp vấn đề. Như bé bị dây rốn quấn cổ thai nhi khiến bé khó thở. Hoặc nhau thai có vấn đề khiến trẻ không được cung cấp oxy đầy đủ… Nếu thai đạp nhiều liên tục và kèm theo các dấu hiệu bất thường thì mẹ nên đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

Thai nhi 34 tuần đạp nhiều: Khi nào mẹ nên lo lắng?

Bất cứ sự thay đổi nào của thai như chuyển động ít hơn hoặc nhanh hơn một cách bất thường. Đó đều là những dấu hiệu lạ mà người mẹ cần phải lưu ý. Ví dụ thai cử động ít hơn 10 lần /12 giờ hoặc nhiều hơn 40 lần/ 12 giờ. Đó là dấu hiệu rất có thể thai đã bị thiếu oxy.

Khi ở tình trạng bình thường, nhịp tim thai sẽ dao động từ 120 đến 160 lần/ phút. Nếu thấy nhịp tim thai không ở tình trạng trên. Tức là trẻ đạp nhanh hơn hoặc chậm hơn thì đây là dấu hiệu để người mẹ nhận biết rằng con đang bị thiếu oxy.

Ngoài những dấu hiệu trên, việc mẹ bầu bị mắc bệnh hen khi mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng thai bị thiếu oxy cho con. Nếu cơn hen ở người mẹ xuất hiện với mật độ dày. Việc thiếu oxy sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chết lưu. Thậm chí là tử vong cả mẹ lẫn con nếu không xử lý kịp thời.

Nếu lo lắng về tần suất thai đạp, mẹ bầu nên đi khám sớm. Vì không có một khung chuẩn nào cho sự hoạt động của bé trong bụng mẹ. Để chứng tỏ bé đang khỏe mạnh hay đang gặp vấn đề về sức khỏe. Mẹ nên chú ý quan sát, cảm nhận cử động của con hàng ngày để được có biện pháp xử lý kịp thời.

Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai 34 tuần

Thời điểm này khi ngày dự sinh còn chưa đầy 2 tháng nữa, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn về nơi sinh. Nhận biết về tất cả các dịch vụ hậu cần cho việc sinh con với bác sĩ tại cuộc hẹn tiếp theo. Ghi lại tất cả các thông tin cần thiết vì chắc chắn mẹ sẽ quên các hướng dẫn khi bắt đầu đau đẻ.

Hãy chắc chắn rằng mẹ biết đường đi tốt nhất đến nơi mẹ sinh. Khoảng cách bao lâu sẽ đến được nơi đó vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Và những loại phương tiện có sẵn nếu không có sẵn người để chở mẹ.

Bên cạnh đó, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của thai. Thai được cung cấp đủ oxy, giảm thiểu tình trạng bị ngạt. Các mẹ bầu nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Nằm nghiêng về bên trái để tạo điều kiện cung cấp máu cho thai nhi nhiều hơn.

Các bài viết của Nhất Tiên Tửu chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tìm kiếm có liên quan

Exit mobile version