nav-menu
logo nhat tien tuu
benh-a-z
Trang chủ » Thuốc » Thuốc tác dụng trên đường hô hấp

Thuốc tác dụng trên đường hô hấp

Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết:
Rate this post
Rate this post

Danh sách thuốc tác dụng trên đường hô hấp: Dextromethorphan, Alimemazin, Theophylin, Aminophylin, Natri cromoglicat, Acetylcystein, Ipratropium bromid, Beclometason dipropionat – Corticosteroid, Fluticason propionat – Corticosteroid, Naphazolin, Salbutamol…

thuốc tác dụng trên đường hô hấp

Dextromethorphan – Thuốc chống ho

Tên chung quốc tế Dextromethorphan

Dextromethorphan

Dạng thuốc và hàm lượng Dextromethorphan

  • Viên nén, nang: 2,5 mg, 5 mg, 7,5 mg, 15 mg, 30 mg.
  • Siro: 2,5 mg, 3,5 mg, 5 mg, 7,5 mg, 10 mg, 12,5 mg, 15 mg/5 ml siro.
  • Dung dịch để uống: 3,5 mg, 6 mg, 7,5 mg, 15 mg/ml.

Dextromethorphan được phối hợp với nhiều thuốc khác để trị ho, cảm cúm như paracetamol, phenylpropanolamin, clorpheniramin, pseudo- ephedrin.

Chỉ định Dextromethorphan

Ho do họng và phế quản bị kích ứng; ho không có đờm, ho mạn tính.

Chống chỉ định Dextromethorphan

Quá mẫn với thuốc; đang điều trị với thuốc ức chế monoamin oxydase (MAOI); trẻ em dưới 2 tuổi; suy hô hấp; tràn khí.

Thận trọng Dextromethorphan

Ho mạn tính ở người hút thuốc, hen; có nguy cơ bị suy hô hấp; trẻ em bị dị ứng; lạm dụng và phụ thuộc dextromethorphan có thể xảy ra, đặc biệt khi dùng liều cao, kéo dài; các thời kỳ mang thai (Phụ lục 2) và cho con bú; suy gan (Phụ lục 5); suy thận.

Liều lượng và cách dùng Dextromethorphan

  • Uống: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: mỗi lần 10 – 20 mg, cách 4 giờ một lần hoặc 30 mg, cách 6 – 8 giờ một lần (tối đa 120 mg/24 giờ).
  • Trẻ em 2 – 6 tuổi: Mỗi lần 2,5 – 5 mg, cách 4 giờ một lần hoặc 7,5 mg, cách 6 – 8 giờ một lần (tối đa 30 mg/24 giờ).
  • Trẻ em 6 – 12 tuổi: Mỗi lần 5 – 10 mg, cách 4 giờ một lần hoặc mỗi lần 15 mg, cách 6 – 8 giờ một lần (tối đa 60 mg/24 giờ).

Tác dụng không mong muốn Dextromethorphan

Mệt mỏi, chóng mặt; nhịp tim nhanh; buồn nôn; da đỏ bừng, dị ứng ngoài da; buồn ngủ nhẹ; rối loạn tiêu hoá.

Quá liều và xử trí Dextromethorphan

  • Triệu chứng : Nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, bí tiểu tiện, ảo giác, mất điều hoà, suy hô hấp, co giật.
  • Xử trí : Naloxon 2 mg tiêm tĩnh mạch, dùng nhắc lại nếu cần, tới tổng liều 10 mg. Điều trị hỗ trợ triệu chứng.

Độ ổn định và bảo quản Dextromethorphan

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong lọ kín. Dung dịch đựng trong lọ kín, tránh ánh sáng.

Alimemazin – Thuốc chống ho

Tên chung quốc tế Alimemazin

Alimemazine

Dạng thuốc và hàm lượng Alimemazin

Viên nén 5 mg, 10 mg. Siro: 7,5 mg/5 ml, 30 mg/5 ml. Thuốc tiêm 25 mg/5 ml.

Chỉ định Alimemazin

Ho do dị ứng, do kích thích, nhất là về ban đêm; dị ứng (mày đay, ngứa, viêm mũi dị ứng…); tiền mê trước phẫu thuật; trạng thái sảng rượu cấp do cai rượu.

Chống chỉ định Alimemazin

Mẫn cảm với thuốc; rối loạn chức năng gan và thận; phì đại tuyến tiền liệt; bí đái, glôcôm; động kinh; hội chứng Parkinson; thiểu năng tuyến giáp; nhược cơ; tiền sử mất bạch cầu hạt; trẻ em dưới 2 tuổi.

Thận trọng Alimemazin

Trẻ em và người cao tuổi nhạy cảm hơn với thuốc, dễ bị tác dụng phụ; có hiện tượng buồn ngủ trong những ngày đầu dùng thuốc, không nên điều khiển xe và máy móc; không uống rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác; người cao tuổi dễ bị hạ huyết áp thế đứng; các thời kỳ mang thai và cho con bú.

Liều lượng và cách dùng Alimemazin

Chống dị ứng, chống ho: Người lớn: uống mỗi lần 10 mg, 2 – 3 lần một ngày, tối đa 100 mg/ngày. Người cao tuổi giảm liều, mỗi lần 10 mg, 1 – 2 lần một ngày. Trẻ em trên 2 tuổi: 0,5 – 1 mg/kg/ngày, chia 3 – 4 lần.

Tác dụng không mong muốn Alimemazin

Buồn ngủ, mệt mỏi, nhức đầu; chóng mặt; khô miệng, táo bón, rối loạn tiêu hoá; bí tiểu; rối loạn điều tiết mắt; hạ huyết áp, tăng nhịp tim; viêm gan; triệu chứng ngoại tháp; co giật; rối loạn máu (mất bạch cầu hạt); nguy cơ ngừng hô hấp (hay gặp ở trẻ nhỏ), phản ứng tăng nhạy cảm (co thắt phế quản, phù mạch, ban đỏ, phản ứng phản vệ).

Quá liều và xử trí Alimemazin

Triệu chứng: Buồn ngủ hoặc mất ý thức, hạ huyết áp, tăng nhịp tim, loạn nhịp tim, hạ thân nhiệt, phản ứng ngoại tháp trầm trọng.

Xử trí: Nếu phát hiện sớm trước 6 giờ: rửa dạ dày, dùng than hoạt. Điều trị hỗ trợ triệu chứng. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.

Độ ổn định và bảo quản Alimemazin

Bảo quản ở 15 – 30 C trong bình kín, tránh ánh sáng. Dạng siro tránh đông lạnh.

Theophylin – Điều trị hen

Tên chung quốc tế Theophylin

Theophylline

Dạng thuốc và hàm lượng Theophylin

  • Viên (nén, nang): 100 mg, 125 mg, 200 mg, 250 mg, 300 mg.
  • Viên (nén, nang) giải phóng chậm: 100 mg, 200 mg, 300 mg, 500 mg.
  • Thuốc đạn đặt trực tràng: 350 mg.
  • Siro: 50 mg/5 ml
  • Thuốc truyền tĩnh mạch: Nhiều nồng độ từ 0,4 mg/ml đến 4 mg/ml theo- phylin khan trong dextrose 5%.

Chỉ định Theophylin

Điều trị dự phòng hen mạn tính, bao gồm cả kiểm soát cơn hen ban đêm và thở khò khè buổi sáng; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Chống chỉ định Theophylin

Quá mẫn với xanthin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc; bệnh loét dạ dày – tá tràng tiến triển; rối loạn chuyển hoá por- phyrin; động kinh không kiểm soát được.

Thận trọng Theophylin

Bệnh tim; tăng huyết áp; tăng nhãn áp; cường giáp; tiền sử loét dạ dày; đái tháo đường; động kinh; suy gan; các thời kỳ mang thai và cho con bú; người cao tuổi; đang bị sốt; người hút thuốc lá có thể cần liều lớn hơn hoặc thường xuyên hơn;

Tương tác thuốc Theophylin

Liều lượng và cách dùng Theophylin

  • Điều trị hen mạn tính: Viên theophylin giải phóng chậm: người lớn uống mỗi lần 300 – 450 mg, cách 12 giờ uống một lần. Không được nhai, bẻ hoặc nghiền viên thuốc.
  • Hen ban đêm: Người lớn uống viên giải phóng chậm một lần duy nhất vào buổi tối với liều bằng tổng nhu cầu của cả ngày.

Tác dụng không mong muốn Theophylin

Nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, hạ huyết áp; tình trạng kích thích, bồn chồn; buồn nôn; nôn, kích ứng đường tiêu hoá; nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ; co giật, run; phản ứng dị ứng.

Quá liều và xử trí Theophylin

Triệu chứng: Chán ăn, buồn nôn, ỉa chảy, tình trạng kích thích thần kinh trung ương, khát, sốt nhẹ, ù tai, đánh trống ngực, loạn nhịp tim, co giật.

Xử trí: Nếu không bị co giật: gây nôn, rửa dạ dày, uống than hoạt và thuốc tẩy. Khi đang trong cơn co giật: thở oxygen, tiêm tĩnh mạch diazepam 0,1 – 0,3 mg/kg, tối đa 10 mg. Phục hồi cân bằng nước và điện giải. Ngộ độc nặng đe doạ tính mạng: dùng phenothiazin nếu sốt cao khó chữa và propranolol khi tim đập quá nhanh.

Độ ổn định và bảo quản Theophylin

Viên nén được bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30 C. Thuốc tiêm được bảo quản ở nhiệt độ 25 C, tránh đông lạnh.

Aminophylin

Tên chung quốc tế Aminophylin

Aminophylline

Dạng thuốc và hàm lượng Aminophylin

Dung dịch tiêm 25 mg/ml, ống tiêm 10 ml.

Chỉ định Aminophylin

Cơn hen nặng không đáp ứng với thuốc cường beta2 dạng hít; cơn ngừng thở ở trẻ thiếu tháng.

Chống chỉ định Aminophylin

Như theophylin. Mẫn cảm với ethylendiamin.

Thận trọng Aminophylin

Như theophylin.

Liều lượng và cách dùng Aminophylin

Cơn hen nặng cấp tính (nếu trước đó không điều trị bằng theophylin): tiêm tĩnh mạch rất chậm (trong vòng 20 – 30 phút): Người lớn và trẻ em: 5 mg/kg. Duy trì bằng truyền tĩnh mạch: người lớn: 500 microgam/kg/giờ; trẻ em 6 tháng – 9 tuổi: 1 mg/kg/giờ; 10 – 16 tuổi: 800 microgam/kg/giờ.

Điều chỉnh theo nồng độ theophylin trong máu.

Tác dụng không mong muốn Aminophylin

Như theophylin. Đặc biệt dị ứng với ethylendiamin (một thành phần của aminophylin) gây ban đỏ, mày đay, viêm da tróc vẩy. Tiêm tĩnh mạch aminophylin cho người bệnh đã dùng theophylin uống có thể gây loạn nhịp tim, dẫn đến tử vong.

Quá liều và xử trí Aminophylin

Như theophylin.

Độ ổn định và bảo quản Aminophylin

Bảo quản ở nhiệt độ 25 C, tránh đông lạnh.

Natri cromoglicat – Thuốc điều trị hen

Tên chung quốc tế Natri cromoglicat

Sodium cromoglicate

Dạng thuốc và hàm lượng Natri cromoglicat

  • Khí dung định liều: 5 mg/liều xịt, bình 112 liều.
  • Nang bột hít 20 mg.
  • Dung dịch khí dung: 20 mg/2 ml.

Chỉ định Natri cromoglicat

Điều trị dự phòng hen phế quản; phòng cơn hen do gắng sức; dị ứng thức ăn; viêm kết mạc dị ứng; viêm mũi dị ứng.

Chống chỉ định Natri cromoglicat

Quá mẫn với thuốc. Không dùng thuốc để điều trị cơn hen cấp.

Thận trọng Natri cromoglicat

Các thời kỳ mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3); người có bệnh mạch vành hoặc tiền sử loạn nhịp tim; thận trọng khi ngừng thuốc, nhất là đối với người bệnh đã giảm liều uống corticosteroid sau khi dùng natri cromoglicat; ngừng thuốc nếu có thâm nhiễm bạch cầu ưa eosin ở phổi.

Liều lượng và cách dùng Natri cromoglicat

  • Dự phòng hen và hen do gắng sức: Khí dung định liều: người lớn và trẻ em: mỗi lần 10 mg (2 lần xịt), 4 lần mỗi ngày, tăng lên trong trường hợp nặng hoặc giai đoạn có nguy cơ cao, tới 6 – 8 lần mỗi ngày; có thể dùng thêm liều trước khi gắng sức. Khi tình trạng ổn định, giảm xuống liều duy trì mỗi lần 5 mg, 4 lần mỗi ngày.
  • Dạng bột hít: Người lớn và trẻ em: mỗi lần 20 mg, 4 lần mỗi ngày, tăng lên trong trường hợp nặng tới 8 lần mỗi ngày.
  • Dung dịch khí dung: Người lớn và trẻ em: mỗi lần 20 mg, 4 lần mỗi ngày, tăng lên trong trường hợp nặng đến 6 lần mỗi ngày.
  • Thuốc phải duy trì 4 – 6 tuần mới đánh giá được đáp ứng.

Tác dụng không mong muốn Natri cromoglicat

Ho, co thắt nhẹ phế quản và kích ứng họng khi hít dạng bột (đề phòng co thắt phế quản bằng hít salbutamol trước vài phút).

Quá liều và xử trí Natri cromoglicat

Không cần biện pháp đặc biệt nào, chỉ cần theo dõi lâm sàng.

Độ ổn định và bảo quản Natri cromoglicat

Bảo quản nơi khô mát, nhiệt độ không quá 30 C, tránh ánh sáng mặt trời. Không được chọc thủng hoặc đốt các bình đựng thuốc, kể cả khi đã dùng hết thuốc.

Acetylcystein – Thuốc tiêu chất nhày

Tên chung quốc tế Acetylcystein

Acetylcysteine

Dạng thuốc và hàm lượng Acetylcystein

Viên nén 200 mg. Gói bột 100 mg, 200 mg. Thuốc hít qua miệng, nhỏ vào khí quản hoặc dung dịch uống 10% (100 mg/ml) và 20% (200 mg/ml). Thuốc tiêm: dung dịch 200 mg/ml.

Chỉ định Acetylcystein

Bệnh nhầy nhớt; bệnh lý ở đường hô hấp có đờm nhầy quánh; làm sạch thường quy trong mở khí quản; điều trị tại chỗ hội chứng khô mắt kết hợp với tiết chất nhầy bất thường; điều trị ngộ độc paracetamol (Mục 4.2).

Chống chỉ định Acetylcystein

Quá mẫn với thuốc; tiền sử hen phế quản.

Thận trọng Acetylcystein

Tiền sử loét dạ dày; giám sát chặt chẽ khi dùng thuốc ở người có tiền sử dị ứng vì nguy cơ phát hen (nếu có co thắt phế quản, phải ngừng thuốc và khí dung salbutamol hoặc ipratropium); nếu có nhiều đờm loãng ở phế quản, phải hút ra nếu người bệnh giảm khả năng ho. Không dùng đồng thời với các thuốc chống ho hoặc thuốc làm giảm bài tiết dịch phế quản.

Liều lượng và cách dùng Acetylcystein

Làm tiêu chất nhày :

  • Uống: Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: mỗi lần 200 mg, 3 lần một ngày; trẻ em từ 2 – 6 tuổi: mỗi lần 200 mg, 2 lần một ngày; trẻ em dưới 2 tuổi: mỗi lần 100 mg, 2 lần một ngày.
  • Khí dung: 3 – 5 ml dung dịch 20% hoặc 6 – 10 ml dung dịch 10%, 3 – 4 lần một ngày.
  • Nhỏ trực tiếp vào khí quản 1 – 2 ml dung dịch 10% hoặc 20%, mỗi giờ một lần. Có thể phải hút đờm loãng bằng máy.

Điều trị khô mắt có tiết chất nhày bất thường: Dùng tại chỗ dung dịch 5% với hypromellose, mỗi lần 1 – 2 giọt, 3 – 4 lần một ngày.

Tác dụng không mong muốn Acetylcystein

Buồn nôn, nôn; buồn ngủ, nhức đầu, ù tai; viêm miệng, chảy nước mũi nhiều; phản ứng dị ứng (phát ban, mày đay). Hiếm gặp: co thắt phế quản kèm phản ứng phản vệ toàn thân.

Quá liều và xử trí Acetylcystein

  • Quá liều xảy ra khi tiêm truyền liều cao quá nhanh.
  • Triệu chứng Tương tự như phản vệ, nhưng nặng hơn nhiều, đặc biệt là hạ huyết áp. Các triệu chứng khác: suy hô hấp, tan máu, đông máu rải rác nội mạch, suy gan, có thể gây tử vong.
  • Xử trí: Điều trị theo triệu chứng.

Độ ổn định và bảo quản Acetylcystein

Dung dịch chưa mở giữ ở nhiệt độ 15 – 30 C, sau khi mở nên giữ ở 2 – 8 C và phải dùng trong vòng 96 giờ. Pha loãng dung dịch ngay trước khi dùng và dùng trong vòng 1 giờ.

Ipratropium bromid – Giãn phế quản do ức chế đối giao cảm

Tên chung quốc tế Ipratropium bromid

Ipratropium bromide

Dạng thuốc và hàm lượng Ipratropium bromid

  • Khí dung định liều: 20 microgam/liều xịt, bình 200 liều.
  • Dung dịch khí dung: 0,25 mg/ml (cho trẻ em), 0,5 mg/ml (cho người lớn).

Chỉ định Ipratropium bromid

Phối hợp với thuốc cường beta2 để điều trị cơn hen nặng (khi dùng riêng thuốc cường beta2 không đủ tác dụng); bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Chống chỉ định Ipratropium bromid

Người có tiền sử quá mẫn với lecithin đậu nành (là tá dược trong thành phần thuốc) hoặc các thực phẩm chứa đậu nành, lạc; quá mẫn với atropin và các dẫn xuất của atropin.

Thận trọng Ipratropium bromid

Glôcôm góc hẹp; phì đại tuyến tiền liệt; các thời kỳ mang thai và cho con bú.

Liều lượng và cách dùng Ipratropium bromid

  • Hít định liều: Người lớn: mỗi lần 20 – 40 microgam (1 – 2 lần xịt), 3 – 4 lần mỗi ngày; trẻ em dưới 6 tuổi: mỗi lần 20 microgam, 3 lần mỗi ngày; trẻ em 6 – 12 tuổi: mỗi lần 20 – 40 microgam, 3 lần mỗi ngày.
  • Dung dịch khí dung: Người lớn: mỗi lần 100 – 500 microgam, tối đa 4 lần mỗi ngày; trẻ em 3 – 14 tuổi: mỗi lần 100 – 500 microgam, tối đa 3 lần mỗi ngày. Vì có thể xảy ra co thắt phế quản nghịch thường, liều hít đầu tiên phải được thầy thuốc giám sát.

Tác dụng không mong muốn Ipratropium bromid

Khô miệng, buồn nôn, táo bón; bí đái; nhức đầu; phản ứng dị ứng; co thắt phế quản.

Quá liều và xử trí Ipratropium bromid

Lạm dụng thuốc có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Khi đó, cần giảm liều và điều trị triệu chứng.

Độ ổn định và bảo quản Ipratropium bromid

Tránh để thuốc chỗ nóng (trên 50 C), tránh ánh sáng mặt trời.

Beclometason dipropionat – Corticosteroid điều trị hen

Tên chung quốc tế Beclometason dipropionat

Beclometasone dipropionate

Dạng thuốc và hàm lượng Beclometason dipropionat

  • Khí dung định liều: 50 microgam, 100 microgam, 200 microgam, 250 microgam, 500 microgam/liều xịt, bình 40, 120, 200 liều.
  • Bột khô để hít: 100 microgam, 200 microgam, 400 microgam/nang (liều 100 microgam bột hít tương đương về tác dụng với 50 microgam dạng khí dung).
  • Hỗn dịch khí dung: 50 microgam/ml, ống 10 ml.

Chỉ định Beclometason dipropionat

Điều trị dự phòng hen (xem bảng 25 – 1 và 25 – 2); phòng và điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm; viêm mũi vận mạch.

Chống chỉ định Beclometason dipropionat

Mẫn cảm với thuốc; nhiễm khuẩn ở niêm mạc mũi và khu vực liên quan nếu chưa điều trị khỏi. Không dùng điều trị cơn hen cấp.

Thận trọng Beclometason dipropionat

Lao tiến triển hoặc tiềm ẩn; stress, tắc nghẽn đường thở hoặc chất nhày ngăn cản thuốc vào các phế quản nhỏ, phải dùng corti- costeroid đường toàn thân; loét vách mũi, phẫu thuật mũi hoặc chấn thương mũi không nên sử dụng vì thuốc ức chế quá trình liền vết thương; các thời kỳ mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3). Theo dõi chiều cao của trẻ khi dùng thuốc kéo dài, nếu chậm tăng trưởng phải xem xét lại cách điều trị.

Liều lượng và cách dùng Beclometason dipropionat

Liều chuẩn dùng đường hít là 50 microgam.

  • Dự phòng hen: Khí dung định liều, người lớn mỗi lần 200 microgam, 2 lần mỗi ngày hoặc mỗi lần 100 microgam, 3 – 4 lần mỗi ngày. Nếu hen nặng, bắt đầu liều 600 – 800 microgam mỗi ngày, sau đó điều chỉnh liều tùy đáp ứng của người bệnh; trẻ em mỗi lần hít 50 – 100 microgam, 2 – 4 lần mỗi ngày hoặc mỗi lần 200 microgam, 2 lần mỗi ngày. Không cần chỉnh liều đối với người cao tuổi, bệnh gan, bệnh thận.
  • Khí dung định liều liều cao: Dùng cho hen nặng hoặc kém hiệu quả khi dùng liều chuẩn. Người lớn: mỗi lần 500 microgam, 2 lần mỗi ngày hoặc mỗi lần 250 microgam, 4 lần mỗi ngày. Nếu cần có thể tăng lên đến mỗi lần 500 microgam, 4 lần mỗi ngày.

Không ngừng thuốc đột ngột. Tác dụng đầy đủ của thuốc đạt được sau 10 – 14 ngày dùng thuốc đều đặn, đúng liều.

Tác dụng không mong muốn Beclometason dipropionat

Nhiễm nấm Candida miệng và họng (súc miệng sau khi khí dung hoặc dùng buồng hít để giảm đọng thuốc ở khoang miệng); ho và khản tiếng (ở liều cao); ức chế tuyến thượng thận; làm chậm sự tăng trưởng của trẻ em; giảm chuyển hoá xương; tăng nhãn áp và đục thể thủy tinh (ở liều cao, nhưng ít gặp hơn dùng corticoid toàn thân); co thắt phế quản nghịch thường (ngừng thuốc, điều trị bằng hít thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh và thay đổi điều trị). Có thể phòng ngừa bằng cách hít thuốc giãn phế quản (salbutamol, terbutalin) trước khi hít beclometason.

Hiếm gặp: Mày đay, phát ban, phù mạch.

Quá liều và xử trí Beclometason dipropionat

  • Triệu chứng : Khi dùng lâu dài: suy giảm chức năng thượng thận, nếu dùng liều rất cao hàng tuần hoặc hàng tháng có thể gây teo thượng thận ở mức độ nào đó, kèm theo suy giảm chức năng dưới đồi – tuyến yên – thượng thận.
  • Xử trí : chuyển sang dùng liều duy trì thích hợp bằng uống một corticoid như prednisolon. Khi thể trạng người bệnh ổn định, có thể dùng lại đường hít.

Độ ổn định và bảo quản Beclometason dipropionat

Bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30 C, tránh đông lạnh và ánh sáng trực tiếp, tránh nóng và tránh lửa.

Fluticason propionat – Corticosteroid điều trị hen

Tên chung quốc tế Fluticason propionat

Fluticasone propionate

Dạng thuốc và hàm lượng Fluticason propionat

  • Dạng hít định liều (bột khô hoặc dung dịch): 44 microgam, 110 microgam, 220 microgam/liều xịt hoặc 25 microgam, 50 microgam, 100 microgam, 125 microgam, 250 microgam, 500 microgam/liều xịt
  • Dạng kem 0,05%; thuốc mỡ 0,005%; thuốc xịt mũi 0,05%.

Chỉ định Fluticason propionat

Điều trị dự phòng hen phế quản; viêm mũi dị ứng; một số bệnh về da (eczema, viêm da, vảy nến; lupus ban đỏ…).

Chống chỉ định Fluticason propionat

Quá mẫn với thuốc; không dùng thuốc để cắt cơn hen cấp.

Thận trọng Fluticason propionat

Lao tiến triển hoặc tiềm ẩn; stress, tắc nghẽn đường thở hoặc chất nhày ngăn cản thuốc vào các phế quản nhỏ thì phải dùng cor- ticosteroid đường toàn thân; loét vách mũi, phẫu thuật mũi hoặc chấn thương mũi không nên sử dụng dạng hít do thuốc ức chế quá trình liền vết thương; sử dụng đồng thời thuốc xịt mũi fluticason với các cortico- steroid theo đường hít và/hoặc theo đường toàn thân có thể làm tăng nguy cơ ức chế trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận.

Liều lượng và cách dùng Fluticason propionat

  • Dùng thuốc theo đường hít để điều trị duy trì dự phòng hen. Người lớn và trẻ em trên 16 tuổi: mỗi lần 100 – 250 microgam, 2 lần mỗi ngày, có thể tăng liều theo mức độ nặng của hen, tối đa mỗi lần 1 mg, 2 lần mỗi ngày. Trẻ em từ 4 – 16 tuổi: mỗi lần 50 – 100 microgam, 2 lần mỗi ngày. Điều chỉnh liều khi cần, tối đa mỗi lần 200 microgam, 2 lần mỗi ngày. Trẻ em dưới 4 tuổi: không nên sử dụng.
  • Khi hen đã ổn định, phải điều chỉnh về liều thấp nhất có hiệu quả để giảm tác dụng phụ. Nếu người bệnh không đáp ứng đủ với liều điều trị ban đầu, sau 2 tuần có thể tăng liều cao hơn. Sử dụng buồng hít khi dùng liều cao sẽ giảm tác dụng phụ và cải thiện hiệu quả hít.
  • Dạng phối hợp: Khí dung định liều fluticason propionat 50 microgam (hoặc 125 microgam, 250 microgam) + salmeterol 25 microgam/liều xịt. Người lớn và trẻ em trên 4 tuổi: mỗi lần 2 liều xịt, 2 lần mỗi ngày.

Tác dụng không mong muốn Fluticason propionat

Nhiễm nấm Candida miệng và họng (súc miệng sau khi hít hoặc dùng buồng hít để giảm đọng thuốc ở khoang miệng); ho và khản tiếng (ở liều cao); ức chế tuyến thượng thận; làm chậm sự tăng trưởng ở trẻ em; giảm chuyển hoá ở xương; tăng nhãn áp và đục thể thủy tinh (ở liều cao); co thắt phế quản nghịch thường (ngừng thuốc, điều trị bằng thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh theo đường hít như salbutamol, terbutalin, thay đổi điều trị). Hiếm gặp: mày đay, phát ban, phù mạch.

Quá liều và xử trí Fluticason propionat

  • Triệu chứng: Khi dùng lâu dài: mệt mỏi, yếu cơ, thay đổi hành vi, đau cơ và khớp, tróc da, khó thở, chán ăn, buồn nôn, sốt, tăng glucose huyết, tăng huyết áp và mất nước.
  • Xử trí: Ngừng thuốc. Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Có thể phải giảm liều điều trị trước khi ngừng hẳn.

Độ ổn định và bảo quản Fluticason propionat

Bảo quản ở nhiệt độ 20 – 30 C.

Naphazolin – Thuốc mũi, họng

Tên chung quốc tế Naphazolin

Naphazoline

Dạng thuốc và hàm lượng Naphazolin

Dung dịch nhỏ mũi hoặc dạng phun xịt: 0,05%.

Chỉ định Naphazolin

Điều trị tại chỗ tình trạng sung huyết mũi; nhỏ mắt chống sung huyết kết mạc; làm giảm sung huyết mũi trước khi phẫu thuật, chẩn đoán bệnh; mở vòi nhĩ bị tắc nghẽn khi viêm tai.

Chống chỉ định Naphazolin

Mẫn cảm với thuốc; dung dịch nhỏ mắt không dùng khi bị glôcôm góc đóng. Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Thận trọng Naphazolin

Cường giáp; bệnh tim, tăng huyết áp; đái tháo đường. Rất thận trọng khi dùng ở trẻ em. Phải ngừng thuốc và khám bệnh nếu vẫn nghẹt mũi dai dẳng sau 3 ngày điều trị.

Liều lượng và cách dùng Naphazolin

  • Sung huyết mũi: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: mỗi lần nhỏ 2 giọt hoặc bơm xịt dung dịch 0,05% vào bên trong mỗi mũi; trẻ em 6 tuổi đến dưới 12 tuổi: mỗi lần nhỏ 1 – 2 giọt hoặc bơm xịt dung dịch 0,025%. Có thể nhắc lại sau mỗi 3 – 6 giờ nếu cần. Thời gian điều trị không quá 3 – 5 ngày. Dùng đường bơm xịt tốt hơn vì giảm nguy cơ nuốt thuốc gây tác dụng toàn thân.
  • Sung huyết kết mạc: Mỗi lần nhỏ 1 – 3 giọt dung dịch nhỏ mắt 0,1%; nhắc lại sau mỗi 3 – 4 giờ nếu cần, hoặc 1 – 2 giọt dung dịch 0,01 – 0,03%, tối đa 4 lần một ngày, hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Điều trị thường không nên dài hơn 3 – 4 ngày.

Tác dụng không mong muốn Naphazolin

Nhỏ mũi: Kích ứng tại chỗ; khô mũi; loét niêm mạc; hắt hơi.

Quá liều và xử trí Naphazolin

  • Triệu chứng: Ngộ độc do quá liều (khi dùng tại chỗ liều quá cao hoặc uống nhầm) có thể gây ức chế thần kinh trung ương, giảm thân nhiệt, nhịp tim chậm, vã mồ hôi, buồn ngủ và hôn mê, tăng huyết áp, sau đó hạ huyết áp.
  • Xử trí: Chủ yếu điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Độ ổn định và bảo quản Naphazolin

Đựng trong lọ kín, tránh ánh sáng.

Salbutamol – Thuốc cường beta2 adrenergic

Tên chung quốc tế Salbutamol

Salbutamol

Dạng thuốc và hàm lượng Salbutamol

  • Hít định liều 100 microgam/liều xịt, bình 200 liều.
  • Nang bột để hít 200 microgam/liều (tác dụng tương đương 100 microgam khí dung định liều).
  • Dung dịch khí dung 0,5%, lọ 10 ml; dung dịch phun sương (đơn liều) 2,5 mg và 5 mg/2,5 ml.
  • Viên nén 2 mg, 4 mg.
  • Siro lọ 60 mg/150 ml (5 ml tương đương 2 mg salbutamol).
  • Ống tiêm 50 microgam/ml, ống 5 ml.

Chỉ định Salbutamol

Dự phòng và điều trị hen; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; dùng trong chuyển dạ sớm (Mục 22.2).

Chống chỉ định Salbutamol

Mẫn cảm với thuốc; điều trị dọa sảy thai trong 3 – 6 tháng đầu mang thai (Mục 22.2).

Thận trọng Salbutamol

Cường giáp; bệnh tim mạch; tăng huyết áp; đái tháo đường (theo dõi glucose – huyết khi dùng thuốc đường tiêm tĩnh mạch); các thời kỳ mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3);

Tương tác thuốc Salbutamol

Liều lượng và cách dùng Salbutamol

Co thắt phế quản cấp nghiêm trọng: Người lớn, tiêm tĩnh mạch chậm 250 microgam, dùng nhắc lại nếu cần.

Co thắt phế quản cấp:

  • Hít định liều: Người lớn và trẻ em, mỗi lần 200 microgam (2 lần xịt), không quá 3 lần mỗi ngày, khi cần có thể tăng lên tới 6 – 8 lần.
  • Bột khô để hít: Mỗi lần 200 – 400 microgam, tối đa 3 lần một ngày.
  • Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da: Người lớn, 500 microgam, nhắc lại sau mỗi 4 giờ nếu cần.
  • Nếu cơn hen cấp nghiêm trọng hoặc co thắt phế quản mạn tính không đáp ứng với trị liệu thông thường: Dung dịch khí dung, người lớn mỗi lần 5 mg và trẻ em trên 18 tháng tuổi: mỗi lần 2,5 mg, nhắc lại đến tối đa 3 lần một ngày. Cần cho người bệnh thở oxygen để tránh giảm oxy máu.
  • Hen mạn tính (salbutamol là thuốc phụ thêm vào điều trị theo bậc): Khí dung định liều: Người lớn: mỗi lần 100 – 200 microgam (1 – 2 lần xịt), tối đa 3 – 4 lần hàng ngày; trẻ em: mỗi lần 100 microgam (1 lần xịt), 3 – 4 lần hàng ngày, có thể tăng lên tới 200 microgam (2 lần xịt), 3 – 4 lần hàng ngày nếu cần.
  • Uống (khi đường hít không có hiệu lực): Người lớn: mỗi lần 2 – 4 mg, tối đa mỗi lần 8 mg, 3 lần/ngày; trẻ em dưới 2 tuổi: mỗi lần 100 microgam/kg, 3 lần/ngày; 2 – 6 tuổi: mỗi lần 1 – 2 mg, 3 lần/ngày; 6 – 12 tuổi: mỗi lần 2 mg, 3 lần/ngày.

Đề phòng cơn hen do gắng sức:

  • Hít định liều trước khi gắng sức 15 – 30 phút. Người lớn và trẻ em: 200 microgam (2 lần xịt).

Tác dụng không mong muốn Salbutamol

Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh; run nhẹ đầu ngón tay; hạ kali huyết khi dùng liều cao; mất ngủ; nhức đầu; chuột rút; giãn mạch ngoại biên; loạn nhịp tim; phản ứng quá mẫn bao gồm co thắt phế quản, mày đay, phù mạch.

Quá liều và xử trí Salbutamol

  • Triệu chứng : Khó chịu, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, bồn chồn, run đầu chi, tim đập nhanh, loạn nhịp tim, hạ huyết áp, hạ kali huyết, co giật.
  • Xử trí : Ngừng thuốc. Rửa dạ dày (nếu dùng đường uống). Điều trị các triệu chứng. Nếu cần có thể dùng thuốc chẹn beta (như metoprolol tar- trat), nhưng phải thận trọng vì có nguy cơ gây co thắt phế quản.

Độ ổn định và bảo quản Salbutamol

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 C, tránh ánh sáng. Lọ đã mở chỉ được dùng trong vòng 1 tháng. Dung dịch sau khi đã pha chế chỉ dùng trong vòng 24 giờ. Không được pha thêm các thuốc khác vào dung dịch để tiêm truyền.

Salmeterol – Thuốc cường beta2 adrenergic

Tên chung quốc tế Salmeterol

Salmeterol

Dạng thuốc và hàm lượng Salmeterol

  • Hít định liều: 25 microgam/liều xịt, bình 120 liều.
  • Bột khô để hít: 50 microgam/liều, đĩa chứa 4 liều hoặc 60 liều.

Chỉ định Salmeterol

Điều trị dự phòng dài hạn bệnh hen (bảng 25-1 và 25-2); bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Chống chỉ định Salmeterol

Mẫn cảm với thuốc. Không dùng để cắt cơn hen cấp.

Thận trọng Salmeterol

Cường giáp; bệnh tim mạch; tăng huyết áp; đái tháo đường; các thời kỳ mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3);

Tương tác thuốc Salmeterol

Liều lượng và cách dùng Salmeterol

  • Bệnh hen: Người lớn: mỗi lần hít 50 microgam (2 lần xịt hoặc 1 liều bột khô), 2 lần một ngày, có thể tăng lên mỗi lần 100 microgam (4 lần xịt hoặc 2 liều bột khô), 2 lần một ngày khi tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng hơn. Trẻ em trên 4 tuổi: mỗi lần hít 50 microgam, 2 lần một ngày. Trẻ em dưới 4 tuổi không nên dùng.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính : Mỗi lần hít 50 microgam, 2 lần một ngày. Tác dụng không mong muốn: Run nhẹ đầu chi (đặc biệt ở tay); căng thẳng thần kinh, nhức đầu; đánh trống ngực; giãn mạch ngoại biên; nhịp tim nhanh, loạn nhịp; khó ngủ; rối loạn hành vi ở trẻ em; chuột rút; phản ứng quá mẫn; hạ kali huyết (khi dùng liều cao).

Tác dụng không mong muốn Salmeterol

quan trọng là có thể gây co thắt phế quản nghịch thường.

Quá liều và xử trí Salmeterol

  • Triệu chứng: Nhịp tim nhanh, loạn nhịp, tình trạng kích động, đánh trống ngực, nôn, nhức đầu, chóng mặt, mệt, khô miệng, run, tăng hoặc giảm huyết áp, hạ kali huyết, tăng glucose huyết và chuột rút.
  • Xử trí: Ngừng thuốc. Cân nhắc dùng thuốc ức chế beta adrenergic, nhưng phải thật thận trọng vì các thuốc này có thể gây cơn hen phế quản. Theo dõi tình trạng của tim.

Độ ổn định và bảo quản Salmeterol

Bình hít định liều giữ ở nhiệt độ 20 – 30 C, đầu hít để xuống dưới; tránh đông lạnh. Để đạt kết quả tốt nhất, hộp đựng thuốc phải đặt ở nhiệt độ phòng trước khi dùng. Không được làm thủng bình khí dung, không đặt gần chỗ nóng hoặc ngọn lửa.

Dạng bột hít và dụng cụ hít bảo quản ở nhiệt độ 20 – 25 C, ở chỗ khô, tránh nóng và ánh sáng trực tiếp.

Tìm kiếm có liên quan

  • Danh mục thuốc hô hấp
  • Các nhóm thuốc ho
  • Nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp
  • Các bệnh lý đường hô hấp
  • Dược lý thuốc hô hấp
  • Cách phối hợp thuốc trong điều trị ho
  • Nhóm thuốc ho đờm
  • Thuốc giảm ho codein

Bạn đang xem Thuốc tác dụng trên đường hô hấp tại Nhất Tiên Tửu Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Nhất Tiên Tửu nếu bài viết có ích !
Like Nhất Tiên Tửu trên Facebook để ủng hộ mình nhé

Copyright 2019 © Shop Nhất Tiên Tửu :: Thế Giới Rượu Ngâm