Site icon Nhất Tiên Tửu

30/4 là ngày gì? Năm nay được nghỉ lễ mấy ngày?

5/5 - (126 bình chọn)

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một trong những sự kiện đặc biệt, đánh dấu mốc son chói lọi của dân tộc ta. Vậy ngày 30/4 là ngày gì và ý nghĩa của sự kiện này ra sao? Cùng bài viết tìm hiểu nhé!

30/4 là ngày gì?

Ngày 30/4 là Ngày Giải Phóng miền Nam, ngày đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền tay sai của Đế Quốc Mỹ, là sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam, đưa nước ta vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

Người dân Sài Gòn nô nức xuống đường mừng chiến thắng

Năm nay được nghỉ lễ 30/4 bao nhiêu ngày?

Ngày 30/4 được quy định là một trong những ngày lễ lớn và được chính phủ cho nghỉ phép hàng năm. Do ngày 30/4 kế bên ngày 1/5 là ngày Quốc tế Lao Động, nên thường thời gian nghỉ của hai ngày này sẽ được gộp chung và kéo dài khoảng 2-4 ngày.

Do ngày lễ năm nay rơi vào cuối tuần nên tùy thuộc vào công ty bạn là công ty tư nhân hay Nhà nước sẽ có lịch nghỉ lễ khác nhau.

Đối với những công ty, cơ quan không làm việc vào ngày thứ bảy thì người lao động sẽ được nghỉ từ thứ 6 – 30/4 cho đến hết thứ 2 tuần tiếp theo – 3/5. Ngược lại đối với công ty, cơ quan có làm việc vào ngày thứ 7 thì sẽ nghỉ từ 30/4 đến 2/5.

Lưu ý, đây chỉ là lịch nghỉ tham khảo, lịch nghỉ lễ 30/4, 1/5 thực tế sẽ còn tùy vào quy định của công ty bạn.

Lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm 2021

Nguồn ảnh: Thư viện Pháp Luật

Một số cột mốc quan trọng ngày 30/4

5 giờ 24 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ rời Sài Gòn. Đây là chiến dịch gió lốc của Mỹ nhằm di tản người Mỹ và kể cả quan chức, tướng lĩnh tay sai của chính quyền Ngụy tháo chạy khỏi Sài Gòn trước sự tiến công vũ bảo của Quân Giải Phóng Miền Nam.

Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 890 của Quân Giải Phóng húc đổ cổng vào Dinh Độc Lập.

11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975Trung úy Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ của chính quyền Ngụy quyền xuống, thay bằng lá cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đặt dấu chấm hết cho chính quyền Nguỵ Sài Gòn.

Xe tăng húc đổ cổng vào Dinh Độc Lập

Trên đài phát thanh, Dương Văn Minh, người vừa giữ chức vụ tổng thống chính quyền Ngụy được hai ngày, đã thay mặt toàn bộ nội các của chính quyền nguỵ quyền Sài Gòn, đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Quân Giải Phóng Miền Nam. Đây là sự kiện lịch sử của quân và dân ta, đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền tay sai, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.

Chính quyền Nguỵ quyền đầu hàng Quân Giải Phóng

 

Ý nghĩa lịch sử của ngày 30/4

Ngày Giải Phóng miền Nam đã đánh dấu kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi chính quyền tay sai. Là thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Kết thúc 30 năm chiến tranh giành độc lập, đưa nước ta vào thời kỳ độc lập tự do.

Thắng lợi của Việt Nam ta trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước đã thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng trên thế giới, góp phần thúc đẩy nhân dân thế giới đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và độc lập tự do, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới

Người dân thế giới mừng chiến thắng 30/4 của Việt Nam

Sự kiện kỷ niệm Ngày Giải Phóng hàng năm

Hàng năm, vào ngày 30/4, để kỷ niệm ngày Giải phóng Miền Nam, các nhà đài lớn ở Việt Nam thường chiếu các bộ phim tài liệu về thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Đây là dịp để chúng ta hiểu rõ hơn lịch sử dân tộc và biết ơn sự hy sinh của ông cha ta vì độc lập tự do và thống nhất tổ quốc.

Một bộ phim tài liệu được chiếu trên đài Truyền Hình Vĩnh Long

Để kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) hàng năm tổ chức Giải đua xe đạp toàn quốc tranh cúp truyền hình TP HCM. Đây là một trong những giải đua xe có quy mô lớn và có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam.

Trong lần tổ chức đầu tiên năm 1989, giải đua chỉ có lộ trình ngắn, từ TP HCM đi Đà Lạt và ngược lại. Đến lần đua thứ 5 năm 1993, giải đua đã mở rộng lộ trình, bắt đầu có những lộ trình kéo dài từ Bắc vào Nam.

Giải đua xe đạp từ Bắc vào Nam của HTV

Đi đâu chơi ngày lễ 30/4

Vào ngày này, một số người sẽ tranh thủ ngày nghỉ để ở nhà, nghỉ ngơi sau những ngày làm việc mệt mỏi và tận hưởng ngày lễ, những người xa quê thì về quê thăm gia đình,…

Cũng có nhiều người tận dụng dịp lễ này để đi du lịch cùng gia đình, bạn bè và người thân. Sau đây, mình xin gợi ý một số điểm du lịch đáng cân nhắc:

Đà Lạt luôn là lựa chọn hàng đầu của người dân TP HCM và các tỉnh phía Nam trong các dịp nghỉ lễ. Ở Đà Lạt, chỉ với một chiếc smartphone là bạn có thể cho ra một bức ảnh đẹp nhờ khung cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời ở nơi đây.

Về thăm Tây Đô, nơi được xem là thủ phủ của Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi có những đặc sản như trái cây, chợ nổi Cái Răng,… cũng rất đáng cân nhắc trong dịp lễ này.

Chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ

Ở các tỉnh phía Bắc thì Sapa là một lựa chọn tuyệt vời cho kỳ nghỉ 30/4 và 1/5. Sapa vào tháng 4, tháng 5 là mùa nước đổ, những ruộng bậc thang ngút mắt cảm tưởng như chạy đến tận chân trời. Du lịch Sapa vào dịp lễ này là vô cùng thú vị.

Biển mây ở Sapa

Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về lịch sử cũng như ý nghĩa của Ngày Giải Phóng Miền Nam. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau!

Exit mobile version