Lướt Google thấy từ khóa “Hình ảnh Nhật Bản” đang được rất nhiều người quan tâm nên hôm nay Blog Nhất Tiên Tửu xin chia sẻ với các bạn top 10+ danh lam thắng cảnh tại Nhật Bản để mọi người có thể tham khảo chước khi đi du lịch Nhật Bản.
Top 16 danh lam thắng cảnh tại Nhật Bản được UNESCO công nhận
Nhật Bản có nhiều phong cảnh, cảnh sắc và các lễ hội rất đặc trưng ví dụ như phong cảnh tuyệt đẹp thay đổi theo từng mùa mà chỉ có thể ngắm tại Nhật Bản hay các lễ hội khác nhau có từ xa xưa ở mỗi nơi,…Trong các bài viết đặc biệt này chúng tôi xin giới thiệu những hình ảnh tuyệt đẹp của Nhật Bản . Chúng tôi cũng sẽ trình bày chi tiết đặc trưng của các phong cảnh, cảnh sắc, địa điểm có thể ngắm cảnh, hay thời gian diễn ra các lễ hội ở các địa phương, vì vậy nếu đến Nhật các bạn hãy tham khảo và thử đến các nơi trên toàn quốc xem nhé.
Tìm hiểu thêm: # Núi phú sĩ ở Nhật Bản
Chùa Hōryū-ji (法隆寺)
Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyu-ji (法隆寺地域の仏教建造物/ ほうりゅうじちいきのぶっきょうけんぞうぶつ Hōryū-ji Chiiki No Bukkyo Kenzobutsu) là một di sản thế giới được UNESCO công nhận của Nhật Bản. Quần thể bao gồm 48 di tích kiến trúc thuộc Hōryū-ji và Hoki-ji ở thị trấn Ikaruga, tỉnh Nara. Các cấu trúc được ghi bao gồm một số tòa nhà bằng gỗ lâu đời nhất thế giới, có niên đại từ thế kỷ thứ 7 đến thứ 8. Nhiều di tích là Bảo vật Quốc gia của Nhật Bản, và phản ánh một thời đại ảnh hưởng Phật giáo quan trọng tại Nhật Bản. Quần thể bao gồm 21 tòa nhà nằm tại đền Hōryū-ji Đông, 9 tại đền Tây, 17 tu viện và tòa nhà khác và chùa Hokki-ji.
Vương quốc Lưu Cầu Gusuku
Vương quốc Lưu Cầu (tiếng Okinawa: 琉球國 Ruuchuu-kuku; tiếng Nhật: 琉球王国 Ryūkyū Ōkoku; giản thể: 琉球国; phồn thể: 琉球國; Hán-Việt: Lưu Cầu quốc; bính âm: Liúqiú Guó) là một vương quốc thống trị phần lớn quần đảo Ryukyu từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Các vua Lưu Cầu đã thống nhất đảo Okinawa và mở rộng lãnh địa vương quốc đến quần đảo Amami là một phần của tỉnh Kagoshima ngày nay, và quần đảo Yaeyama gần Đài Loan.
Thành Himeji (姫路城, Himeji-jō (lâu đài hạc trắng)
Lâu đài Himeji (Kanji: 姫路城, Hiragana: ひめじじょう; Himejijō: Cơ Lộ thành) là một tòa thành cổ của Nhật Bản ở thành phố Himeji, tỉnh Hyōgo.
Đây là một trong những kiến trúc cổ nhất còn sót lại ở Nhật Bản, là kiến trúc tiêu biểu cho các thành quách thời cận đại của Nhật Bản. Himeji đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới (văn hóa) vào năm 1993 và di tích lịch sử đặc biệt của Nhật Bản. Nhiều bộ phận khác nhau của thành Himeji đã được công nhận là quốc bảo hoặc di sản văn hóa quan trọng của quốc gia. Thành Himeji cùng với thành Matsumoto và thành Kumamoto hợp thành cái gọi là “Ba tòa thành quý của quốc gia (tiếng Nhật: 三大国宝城, Tam đại quốc bảo thành)”. Trong ba thành, thì Himeji nổi tiếng nhất.
Thành Himeji được xây dựng vào năm 1346 bởi Akamatsu Sadanori, một samurai. Lâu đài Himeji thường được gọi là Lâu đài hạc trắng.
Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima
Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima (広島平和記念碑 Hiroshima Heiwa Kinenhi) ban đầu là Triển lãm thương mại tỉnh Hiroshima, và bây giờ thường được biết đến với tên Vòm bom nguyên tử, Atomic Bomb Dome hoặc A-Bomb Dome (原爆ドーム Genbaku Dōmu) là một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima nằm ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Được công nhận là một Di sản thế giới của UNESCO từ năm 1996, đây là đài tưởng niệm để tưởng nhớ đến những người đã thiệt mạng trong Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima vào ngày 6 tháng 8 năm 1945. Hơn 70.000 đã chết và 70.000 người khác bị thương nặng do ảnh hưởng của phóng xạ.
Chùa Kinkakuji
Kinkaku-ji (kanji: 金閣寺, phiên âm Hán-Việt: Kim Các Tự, tức chùa Gác Vàng) là tên phổ thông của chùa Rokuon-ji (kanji: 鹿苑寺: Lộc Uyển Tự, chùa Vườn Nai) ở Kyoto, Nhật Bản.
Chùa nằm trong di sản văn hóa cố đô Kyoto.
Kiến trúc nguyên thủy xây năm 1397 vốn dùng làm nơi an trí cho shogun Ashikaga Yoshimitsu. Con ông cho đổi hành cung làm chùa và thiền viện cho tín đồ Phật giáo phái Lâm Tế. Trong cuộc chiến Onin (1467-1477), chùa bị đốt cháy rụi nhưng rồi được xây lại.
Gần 500 năm sau, vào năm 1950 tòa Gác Vàng bị một vị sư nổi lửa đốt cháy thành tro. Nhà sư sau đó bèn tự tử nhưng bị nhà chức trách bắt được. Mẹ nhà sư cũng bị đem ra tra hỏi. Trên đường về, bà nhảy từ xe lửa, gieo mình xuống sông tự vẫn còn nhà sư sau khi truy tố bị tuyên án bảy năm tù. Trong khi thụ án ông chết bệnh trong ngục năm 1956.
Ginkaku-ji vào mùa đông
Ginkaku-ji (銀閣寺 Ginkaku-ji), tức Ngân Các Tự (chùa Gác Bạc) là một thiền viện thuộc phường Sakyo, Kyoto, Nhật Bản. Tuy dân chúng quen gọi đây là Ngân Các Tự nhưng đúng ra chùa mang tên là Jishō-ji (慈照寺 Jishō-ji), tức Từ Chiếu Tự. Chùa thuộc môn phái Shokoku-ji của thiền phái Rinzai. Công trình kiến trúc này tiêu biểu cho thời kỳ Muromachi.
Shogun Ashikaga Yoshimasa là người sai vẽ sơ đồ xây cất cơ sở này làm tư dinh từ năm 1460 với ý định làm nơi an dưỡng tuổi già, Khi Chiến tranh Ōnin nổ ra thì việc xây cất bị đình trệ. Shogun Yoshimasa muốn dùng bạc lá dát lên vách nhưng kế hoạch đó trì hoãn mãi rồi cuối cùng khi Yoshimasa mất vẫn không được thực hiện. Hình dạng vách bằng gỗ để mộc, hoàn toàn không tô phết (kiểu “wabi-sabi” theo mỹ quan Nhật Bản) là y như cảnh quan Yoshimasa đã thấy trước khi nhắm mắt.
Khi còn sinh thời, Shogun Ashikaga Yoshimasa đã rút về đây trong khi nội chiến Onin cấu xé đất nước và cả kinh thành Kyoto ngụt lửa. Cảnh trí vườn tược, đình quán xây dựng ở Ngân Các Tự phát sinh phong trào khai phóng nghệ thuật theo phong cách mới với tên Higashiyama Bunka (Đông Sơn Văn hóa).
Năm 1485 Yoshimasa bỏ ngôi Shogun mà đi tu rồi mất vào đầu năm 1490 (nhằm ngày 7 tháng Giêng âm lịch, niên hiệu Entoku 延徳 Diên Đức thứ nhì). Tư dinh Ngân Các được đổi làm chùa thờ Phật, lấy tên là Jishō-ji (Từ Chiếu Tự) theo pháp danh của Yoshimasa.
Kōfuku-ji là một ngôi chùa cổ ở trung tâm Nara
Thành phố Nara (奈良市, Nại Lương thị) thuộc tỉnh Nara (奈良県) ở vùng Kinki của Nhật Bản.
Nara là thủ đô của Nhật Bản, Heijo-kyo, được thành lập vào năm 710. Thành phố này đẹp và nổi tiếng nhất Nhật Bản trong thời kỳ trước năm 784, khi thủ đô của Nhật được chuyển đến nơi khác. Lịch sử Nhật Bản gọi thời này là thời kỳ Nara. Tên chính thức của thủ đô thời đó được gọi là Heijō Kyō, được xây dựng theo mô hình của Trường An, Nhà Đường, Trung Quốc, nay là Tây An. Theo sách cổ của Nhật Bản Nihon Shoki, tên gọi “Nara” có nguồn gốc từ narashita nghĩa là “làm phẳng”.
Bức tường bao quanh thành phố dài khoảng 4,3 km từ phía Đông đến Tây, và 4,8 km từ phía Bắc đến Nam. Có một con đường rộng thiết kế theo kiểu Trung Hoa, rộng khoảng 80 m chạy từ phía Bắc đến Nam ở giữa khu vực trung tâm. Con đường này chạy đến cung điện Heijo, khu vực mà vua và các văn phòng trung ương được đặt ở đó.
Vào thời Nara, đạo Phật được chính quyền ủng hộ mạnh mẽ. Chính vì vậy, nhiều ngôi chùa lớn đã được xây dựng tại Nara và vẫn còn lại cho đến tận ngày nay. Hồi đó, việc xây dựng những ngôi chùa lớn thờ Phật được nghĩ rằng sẽ bảo vệ vua và nước Nhật. Vào thời gian này, Nhật có quan hệ rất tốt với Trung Quốc, lúc đó là thời nhà Đường đã phát triển cực thịnh, và Nara đã là nơi tiếp thu những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của thời Đường. Những công trình xây dựng, nghệ thuật, điêu khắc… thời đó vẫn còn lại đến này nay và được xếp vào tài sản quốc gia của đất nước hoa anh đào.
Năm 2010, thành phố Nara tổ chức lễ kỷ niệm 1300 năm thủ đô cổ Nhật Bản.
Đền Kasuga – Nara
Kasuga Taisha được xem là một trong những địa điểm linh thiêng nhất ở Nhật Bản. Vì là nơi thờ phụng nhiều vị thần, ngôi đền thu hút cả các tín đồ lẫn khách du lịch tìm kiếm trải nghiệm Thần đạo mang tính biểu tượng.
Kasuga Taisha được vị lãnh chúa của gia tộc Fujiwara hùng mạnh xây dựng vào năm 768. Thông thường thì các đền thờ Nhật Bản tôn vinh một hoặc hai vị thần, nhưng thế lực của dòng họ Fujiwara đã cho phép Kasuga Taisha nghênh đón đến bốn vị thần, bao gồm cả các vị thần từ Chiba, Ibaraki và Osaka. Mỗi vị thần đều có đền thờ riêng
Thánh địa và đường hành hương vùng núi Kii
Thánh địa và đường hành hương vùng núi Kii là quần thể các kiến trúc chùa chiền, đền thờ và đường hành hương ở vùng núi Kii nằm tại các tỉnh Mie, Nara, và Wakayama, vùng Kansai, Nhật Bản. Ngày 7 tháng 7 năm 2004, quần thể này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Các địa điểm và đường hành hương của di sản này được dựa trên tầm quan trọng lịch sử trong tôn giáo hành hương. Nó cũng đã được ghi nhận cho sự giao thoa của Thần đạo và Phật giáo và một lịch sử được ghi chép lại các truyền thống hơn 1.200 năm. Phong cảnh thiên nhiên trên bán đảo Kii cũng đã được đưa vào xem xét với nhiều sông suối và thác nước và các khu rừng. Về mặt kiến trúc, các đền thờ và chùa chiền trong danh sách di sản này không phải là toàn bộ và con đường mòn hành hương cũng không phải toàn bộ chiều dài của nó. Tổng cộng có 242 yếu tố được lựa chọn.
Làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama
Làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận tại Nhật Bản. Tài sản văn hóa bao gồm ba ngôi làng miền núi lịch sử có tổng diện tích 68 hécta (170 mẫu Anh) trong thung lũng sông Shogawa xa xôi, trải dài qua ranh giới của hai tỉnh Gifu và Toyama ở miền trung Nhật Bản. Shirakawa-gō (白川郷, “bạch xuyên hương”, nghĩa là “làng của con sông trắng”) nằm tại Shirakawa thuộc tỉnh Gifu. Gokayama (五箇山, “ngũ cá sơn”, nghĩa là “năm ngọn núi”) được phân chia thành các làng Kamitaira và Taira ở Nanto, thuộc tỉnh Toyama.
Thung lũng nằm trong một vùng núi có tuyết rơi đáng kể và những ngôi làng này nổi tiếng với các nhà nông trại, được xây dựng theo phong cách kiến trúc được gọi là Gasshō-zukuri (合掌造り, “hợp chưởng tạo”), được thiết kế để dễ dàng tuyết rơi xuống từ mái nhà của họ.
Đền Itsukushima
Thần xã Itsukushima (tiếng Nhật: 厳島神社, chữ Rô-ma: Itsukushima Jinja, phiên âm Hán Việt: Nghiêm đảo thần xã) là một đền thờ Thần đạo nằm trên đảo Itsukushima (còn được gọi với tên phổ biến là Miyajima) nổi tiếng với cổng torii “nổi”. Về mặt hành chính, nó thuộc thành phố Hatsukaichi, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản. Quần thể này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, một số tòa nhà của nó cũng được Chính phủ Nhật Bản xếp hạng là các Báu vật Quốc gia.
Mỏ bạc Iwami Ginzan
Mỏ bạc Iwami Ginzan (石見銀山 ) là một mỏ bạc ngầm nằm ở thành phố Ōda, Shimane, Honshū, Nhật Bản.[1] Nó là mỏ bạc lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã từng hoạt động trong gần 400 năm, từ khi phát hiện ra bạc vào năm 1526 cho đến khi đóng cửa vào năm 1923. Mỏ và các cấu trúc của nó cùng cảnh quan văn hóa xung quanh được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2007.
Vùng núi Shirakami
Vùng núi Shirakami (kanji: 白神山地, rōmaji: Shirakami-Sanchi, phiên âm Hán-Việt: Bạch thần sơn địa), với cách gọi khác là vùng núi Kosai (弘西山地), là một di sản thế giới được UNESCO công nhận nằm ở vùng Tōhoku, phía bắc đảo Honshū, Nhật Bản. Vùng này bao gồm khu rừng sồi Nhật Bản nguyên sinh cuối cùng từng bao phủ hầu hết khu vực miền Bắc Nhật Bản. Về mặt hành chính, Shirakami thuộc tỉnh Akita và Aomori. Trong toàn bộ khu vực có diện tích 1.300 kilômét vuông (500 dặm vuông Anh), một khu vực rộng 169,7 kilômét vuông (65,5 dặm vuông Anh) được đưa vào danh sách di sản thế giới từ năm 1993. Trong khu vực này có rất nhiều các loài động vật quý hiếm có thể kể đến Gấu đen Nhật Bản, Tỳ linh Nhật Bản, Khỉ Nhật Bản cùng 87 loài chim.
Công viên quốc gia Shiretoko
Vườn quốc gia Shiretoko (知床国立公園 Shiretoko Kokuritsu Kōen) là vườn quốc gia bao phủ hầu hết bán đảo Shiretoko ở mũi đông bắc của đảo Hokkaido, Nhật Bản. Shiretoko xuất phát từ “sir etok” trong tiếng Ainu có nghĩa là “nơi Trái Đất nhô ra”.
Được thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm 1964, đây là một trong số những nơi xa xôi nhất Nhật Bản, phần lớn bán đảo chỉ có thể di chuyển bằng thuyền hoặc đi bộ. Shiretoko được biết đến là nơi có quần thể gấu nâu lớn nhất Nhật Bản và là nơi có thể nhìn ra đảo Kunashir, là một nơi tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Nga. Vườn quốc gia có thác nước nóng tự nhiên Kamuiwakka. Tên của nó trong tiếng Ainu có nghĩa là “nước của các vị thần”.
Các khu rừng trong vườn quốc gia là rừng nguyên sinh ôn đới và rừng hỗn hợp núi cao. Đây là nơi có nhiều loài thực vật như Linh sam Sakhalin (Abies sachalinensis), Bạch dương Erman (Betula ermanii), Sồi Mông Cổ (Quercus mongolica). Qua khỏi giới hạn của những khu rừng là những cây Thông lùn Siberi (Pinus pumila). Ngoài quần thể gấu nâu, vườn quốc gia còn là nhà của nhiều loài động vật quý hiếm như Cáo đỏ Ezo (Vulpes vulpes schrencki), Đại bàng biển Steller (Haliaeetus pelagicus), Đại bàng đuôi trắng (Haliaeetus albicilla), Hải cẩu.
Năm 2005, UNESCO đã công nhận vườn quốc gia này là Di sản thế giới. Đã có những ý kiến về phát triển một tài sản chung này với Quần đảo Kuril của Nga để hình thành Di sản thế giới Công viên hòa bình xuyên quốc gia. Trong ranh giới vườn quốc gia là khu định cư lịch sử của người Ainu. Trung tâm du khách nằm tại thị trấn Shari
Đền chùa Nikkō
Đền chùa Nikko (tiếng Nhật: 日光の社寺 Nikko no Shaji Nhật Quang xã tự) là tên gọi chung của quần thể đền, chùa ở thành phố Nikko, tỉnh Tochigi, Nhật Bản. Tên gọi này có từ khi quần thể các đền chùa ở đây được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1999. Dân địa phương thường gọi quần thể này là “hai đền một chùa” (二社一寺 Nishaichiji Nhị Xã Nhất Tự) bởi vì quần thể gồm hai đền thờ Thần đạo Nikko Tosho-gu, Đền Futarasan và một ngôi chùa Phật giáo là chùa Rinno. Toàn bộ di sản bao gồm 103 hạng mục, trong đó 9 mục được xếp hàng quốc bảo và 94 mục xếp hàng Tài sản văn hóa trọng yếu của Nhật Bản.
Cây thông liễu (Sugi) ở Yakushima
Jomon Sugi là một cá thể Yakusugi (một loại tuyết tùng) lớn nhất sinh trưởng tự nhiên thuộc quận Kumage, tỉnh Kagoshima. Nó nổi tiếng là cây cổ thụ tiêu biểu cho di sản thế giới Yakushima. Yakusugi là từ dùng để chỉ những cây tuyết tùng trên 1000 năm tuổi sinh trưởng ở vùng đất núi có độ cao trên 500 mét so với độ cao chuẩn của Yakushima, trong số đó những cây trên 2000 năm tuổi được xem là ẩn chứa sức mạnh của thần linh. Chu vi thân cây Jomon Sugi là 16.1 mét, cao khoảng 30 mét, ước tính khoảng 2100~7200 năm tuổi. Bộ rễ của cây bám sâu vào đất chen chúc với những loài thảo mộc xung quanh làm gợi lên hình ảnh bóng dáng mùa xuân thần bí và tràn đầy sức sống, trở thành biểu tượng của Yakushima.
Các tìm kiếm liên quan đến hình ảnh nhật bản
- Hình ảnh Nhật Bản về đêm
- Hình ảnh đẹp về đất nước Nhật Bản
- Hình ảnh Nhật Bản chờ tôi nhé
- Hình ảnh ở Nhật Bản
- Hình ảnh đẹp về Nhật Bản
- Hình ảnh về Nhật Bản
- Hình ảnh bản đồ Nhật Bản
- Hình ảnh đất nước Nhật Bản