Site icon Nhất Tiên Tửu

Những nét văn hóa Nhật Bản

văn hóa nhật bản

văn hóa nhật bản

5/5 - (1 bình chọn)

Lâu nay văn hóa Nhật Bản luôn được mọi người trên thế giới ngưỡng mộ. Không nhiều tài nguyên như những quốc gia khác, mà còn phải liên tục tiếp nhận những thiên tai như động đất, sống thần, núi lửa phun trào… Nhưng với ý trí kiên cường tinh thần đoàn kết người dân Nhật Bản đã tạo nên nét văn hóa khiến ai cung phải ngưỡng mộ.

Lễ nghi và phong tục ở Nhật Bản

Cùng với sự thay đổi về số người trong gia đình, nếp sống hiện nay của người Nhật Bản khác ngày trước do việc dùng các máy móc gia dụng, do sự phổ biến các loại thực phẩm ăn liền và đông lạnh, các loại quần áo may sẵn và các phương tiện hàng ngày khác. Những tiện nghi này đã giải phóng người phụ nữ khỏi các ràng buộc về gia chánh, cho phép mọi người có dư thời giờ tham gia vào các hoạt động giải trí, giáo dục và văn hóa. Các tiến bộ về công bằng xã hội cũng làm mất đi tính kỳ thị về giai cấp, về quá trình gia đình, và đại đa số người Nhật Bản thuộc giai cấp trung lưu, căn cứ vào lợi tức của họ.

Xem thêm: # Du học Nhật Bản

Lễ nghi và phong tục ở Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản: Lễ nghi và phong tục ở Nhật Bản

Một số người Nhật rất ưa chuộng lối sống tối giản [tiếng Nhật: ミニマリズム (minimarizumu)] họ thường giảm bớt đồ đạc ra khỏi nhà tới mức tối thiểu để có một cuộc sống tốt hơn và có nhiều thời gian hơn, vì họ quan niệm rằng quá nhiều đồ đạc sẽ đánh mất sự tự do của bản thân, chỉ nên giữ lại những đồ vật cần thiết và thực sự quan trọng. Một số người thường áy náy khi vứt đồ, dù là đĩa, sách, những bức hình kỉ niệm hay quà từ người quan trọng, người Nhật vẫn vứt vì thấy không cần nó nhưng lại biết ơn người tặng. Biết tận dụng những món đồ quan trọng sẽ hạn chế việc mua những đồ mới cũng như giảm chi phí sinh hoạt, tập trung được vào mọi việc, mang lại nhiều công sức và giảm thời gian làm việc nhà. Trong các trận động đất hay sóng thần Nhật Bản, những người ít đồ đạc sẽ không chấn thương nhiều như những người có nhiều đồ, thậm chí nhiều đồ vật quá tải có thể giết chết chủ nhà và kể cả những món đồ đắt giá cũng bị mất theo, những đồ cần thiết lại được giữ lâu hơn.

Ngày nay mặc dù Nhật Bản đã là một quốc gia tân tiến nhưng trong xã hội Nhật, vai trò và các liên hệ nam nữ đã được ấn định rõ ràng. Thời cổ, Nhật Bản theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò lớn hơn nam giới. Từ khi thời kỳ phong kiến phát triển, người đàn ông lại chiếm vai trò độc tôn. Dù rằng tinh thần giải phóng phụ nữ đã được du nhập vào Nhật Bản từ cuối thế kỷ 19 nhưng hiện nay trong đời sống công cộng, người phụ nữ vẫn ở vị thế thấp hơn nam giới và bên ngoài xã hội, người nam vẫn giữ vai trò lớn hơn. Theo căn bản, người nữ vẫn là người của “bên trong” (uchi no) và người nam vẫn là người của “bên ngoài” (soto no). Phạm vi của người phụ nữ là gia đình và các công việc liên hệ, trong khi người chồng là người đi kiếm sống và đưa hết tiền lương về cho người vợ. Thời xưa, người phụ nữ trên 25 tuổi mà chưa có chồng thường bị nam giới coi như “có khuyết điểm nào đó”. Nhưng nay Nhật Bản lại là nước có phụ nữ lấy chồng rất muộn, thậm chí là sống độc thân mà không có chồng (Nhật Bản hiện nay là nước có phụ nữ lấy chồng rất ít và tỉ lệ sinh thấp nhất châu Á). Tại các công ty, nhà máy, cửa hàng… người phụ nữ thường được thuê mướn để chào đón các khách mới đến. Ngày nay, vị thế của người phụ nữ đã được nâng lên nhiều trong xã hội, nhất là tư duy của lớp thanh niên trẻ – những người thường không có quan niệm phân biệt và suy nghĩ truyền thống như lớp người trung niên.

Trong nếp sống hiện đại, người Nhật vẫn giữ được những nét truyền thống, họ rất coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc và đề cao giáo dục. Luôn đề cao truyền thống hiếu nghĩa với cha mẹ, tổ tiên; thủy chung vợ chồng, trung thành với bạn, kính trọng thầy và phục tùng lãnh đạo. Đây là đức tính quan trọng nhất trong văn hóa truyền thống. Thanh niên Nhật Bản có ý thức nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước rất cao. Họ có xu hướng sống hiện đại, thực tế, năng động, dễ hòa mình và thích nghi với hoàn cảnh mới, thích đi du lịch và tham dự các hoạt động mang tính chất phong trào.

Rượu Sake

Sake, cũng được phiên âm là saké (/ˈsɑːk/ SAH-kay, phiên âm tiếng Việt là sa-kê, cũng được nhắc đến như rượu gạo Nhật Bản), là một loại đồ uống có cồn được làm bằng cách lên men gạo đã được xay xát và đánh bóng để loại bỏ cám. Mặc dù trong tiếng Anh được gọi là “rice wine” (“rượu gạo”), khác với rượu vang (“wine”), trong đó rượu được sản xuất bằng cách lên men đường tự nhiên có trong trái cây (thường là nho), sake được sản xuất bởi một quy trình sản xuất gần giống với bia, nơi tinh bột được chuyển hóa thành đường, lên men thành rượu.

Văn hóa Nhật Bản: Rượu Sake

Quá trình sản xuất sake khác với quy trình sản xuất bia, trong đó quá trình chuyển đổi từ tinh bột thành đường và sau đó từ đường sang rượu xảy ra theo hai bước riêng biệt. Giống như các loại rượu gạo khác, khi sake được ủ, các chuyển đổi này xảy ra đồng thời. Hơn nữa, nồng độ cồn giữa sake, rượu và bia là khác nhau; trong khi hầu hết các loại bia chứa nồng độ cồn 3–9% ABV, rượu vang thường chứa 9–16% ABV, và sake không pha loãng chứa 18–20% ABV (mặc dù thường được hạ xuống khoảng 15% bằng cách pha loãng với nước trước khi đóng chai).

Ở Nhật Bản, nơi sake là đồ uống mang tầm quốc gia, sake thường được phục vụ trong các nghi thức đặc biệt, được làm ấm nhẹ trong một chiếc bình nhỏ bằng sứ hoặc đất nung và nhấm nháp từ một chiếc cốc sứ nhỏ gọi là sakazuki. Như với rượu vang, nhiệt độ phục vụ được đề nghị thay đổi nhiều theo tùy loại.

Sake có thể uống khi nguội, khi ấm hoặc nóng tùy theo mùa và theo loại sake. Thường thì khi mùa Đông, người ta hay uống sake nóng.

Thời nay, khi sake được sản xuất hàng loạt kiểu công nghiệp và người ta có thể mua sake từ các siêu thị, thì sake thường được đựng trong các chai thủy tinh dung tích 0,5 lít hay 1,7 lít. Sake cũng có thể được chứa trong các bình gốm và bình hộp bằng giấy. Ở các chùa, đền và nhiều quán rượu truyền thống ở Nhật Bản, sake được chứa trong các thùng to.

Để hâm nóng sake, người ta chuyển sake sang chứa trong các chai bằng gốm, rồi ngâm chai trong nước sôi.

Chén uống sake có nhiều loại. Khi uống sake theo cách tương đối trang trọng và mang tính truyền thống, người Nhật có thể dùng một cái đĩa nhỏ và nông gọi là sakazuki, hoặc một chiếc chén nhỏ không có quai gọi là ochoko. Trang trọng hơn nữa và đậm nét truyền thống hơn nữa, người Nhật dùng cốc bằng gỗ gọi là masuMasu thường có hình dạng như một chiếc hộp, hình vuông, có thể phủ sơn hoặc không. Ở gia đình và ở nước ngoài, sake có thể uống bằng ly thủy tinh.

Trang phục truyền thống Kimono

Kimono (chữ Hán: 着物; Kana: きもの; Hán Việt: “Trứ vật”, nghĩa là “đồ để mặc”) hoặc còn gọi là Wafuku (和服; わふく; Hán Việt: “Hòa phục”, nghĩa là “y phục Nhật”), là loại y phục truyền thống của Nhật Bản. Kimono không đơn thuần là trang phục truyền thống mà còn được xem là một tác phẩm nghệ thuật.

Văn hóa Nhật Bản: Trang phục truyền thống Kimono

Người Nhật đã sử dụng Kimono trong vài trăm năm. Ngày nay, Kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc Kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng Kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.

Kimono dành cho phụ nữ thường chỉ có một cỡ duy nhất, người mặc cần phải bó y phục lại cho phù hợp với thân người. Kimono có nhiều loại:

Chất liệu Kimono còn được phân biệt theo thời tiết 4 mùa.

Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, màu tối và có in gia huy của dòng họ. Màu sắc truyền thống trang trọng nhất là màu đen.

Tinh thần võ sĩ đạo trong văn hóa Nhật Bản

Võ sĩ đạo (tiếng Nhật: 武士道 | Bushidō) là những quy tắc đạo đức mà các võ sĩ ở Nhật Bản thời trung cổ phải tuân theo. Võ sĩ đạo hình thành từ thời kỳ Kamakura và hoàn chỉnh vào thời kỳ Edo.

Ngày nay, từ võ sĩ đạo mang hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất chỉ một tư tưởng có thật vào thời trung cổ và thời cận đại của Nhật Bản. Nghĩa thứ hai chỉ bản sắc của Nhật Bản thời hiện đại khi so sánh với các nước khác.

Theo nghĩa thứ nhất, võ sĩ cần tôn trọng: trung thành, hy sinh, tín nghĩa, lễ nghi, liêm sỉ, chất phác, giản dị, tiết kiệm, thượng võ, danh dự, nhân ái,…

Theo nghĩa thứ hai, con người cần phải: trung với vua, hiếu với cha mẹ, nghiêm khắc với bản thân, nhân từ với người dưới, khoan dung với địch, xa lánh dục vọng cá nhân, chính trực công bằng, trọng danh dự hơn vật chất. Ngoài chiến trường, cần tâm niệm một tinh thần “đặc hữu” của Nhật Bản, đó là “chết đẹp”. Các nghiên cứu thực chứng trong lĩnh vực lịch sử tư tưởng đã chỉ ra rằng, thái độ nói trên chỉ hình thành trong nội bộ tầng lớp võ sĩ, với tư cách là một tập đoàn xã hội, từ đầu thế kỷ 17, nghĩa là từ thời kỳ Edo. Các võ sĩ phải tuân thủ các quy tắc này khi giao chiến.

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp

Tập quán trong giao tiếp

Trong nếp sống hiện đại, người Nhật vẫn giữ được những nét truyền thống, họ rất coi trọng bản sắc văn hóa và đề cao giáo dục. Nhất là truyền thống hiếu nghĩa với cha mẹ tổ tiên, thủy chung vợ chồng, trung thành với bạn; kính trọng thầy cô, phục tùng lãnh đạo. Xã hội Nhật Bản có các nét đặc biệt về giao thiệp. Người Nhật thường cúi chào bằng cách gập người xuống (ojigi) và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Đây là một dấu hiệu quan trọng để tỏ lộ sự kính trọng. Một nét phong tục khác là việc trao đổi danh thiếp. Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không được viết tay trên đó. Ngoài ra, trong tiếng Nhật có một hệ thống các kính ngữ phức tạp được gọi là “Keigo”, tùy vào người được nói tới mà sử dụng kính ngữ thích hợp.

Trong việc giao thiệp, người Nhật thường không thích sự trực tiếp và việc trung gian đóng một vai trò quan trọng trong cách giải quyết mọi hoàn cảnh khó khăn. Cũng như đối với nhiều người châu Á khác, người ngoại quốc tới Nhật Bản cần phải bình tĩnh trước mọi điều không vừa ý, không nên nổi giận và luôn luôn nên nở nụ cười. Người Nhật dễ gần, giao tiếp cởi mở, thoải mái, nói đủ to, vừa phải, thích tranh cãi, luôn thể hiện là những người ham học hỏi, năng động, cần cù, coi trọng đạo đức và yếu tố tinh thần. Người Nhật thích đi du ngoạn, ở Nhật có rất nhiều bảo tàng, cung điện, đình chùa, lăng tẩm, các công viên và các địa danh lịch sử. Người Nhật không muốn làm ăn với ai đã gây tổn thương tình cảm bên trong của họ. Người Nhật rất hâm mộ thể thao. Môn võ cổ tuyền của họ là Judo, Aikido và Kendo, Karate nổi tiếng thế giới. Thích leo núi, các môn thể thao dưới nước,golf,…

Cúi chào

Một nét đặc trưng trong giao tiếp của người Nhật, được cả thế giới ca ngợi chính là cúi chào. Đây là quy tắc bất thành văn của người Nhật, “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước. Với những người lớn tuổi, cấp trên, bạn nên cúi chào sâu 90 độ, còn với bạn bè cùng trang lứa bạn có thể cúi chào 30 độ.

Nếu ở Việt Nam cách thưc chào hỏi được thể hiện qua việc bắt tay nhau trong các lần gặp nhau đầu tiên, bạn bè lâu ngày gặp lại, chúc mừng, hòa giải… Bắt tay thể hiện thiện chí giữa những người giao tiếp với nhau và đây được xem là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt thì người Nhật thường họ kiêng kị không chạm vào cơ thể đối phương và cúi chào gập người là cách thể hiện sự tôn trọng cũng như thay cho lời chào đối với người khác.Vì thế, cách chào hết sức quan trọng . Khi chào đầu tiên là đứng thẳng lưng, đồng thời ngẩng cao đầu, nửa thân trên chuyển động cúi hướng về phía trước. Chỉ có đầu là hướng về phía trước, phần thân dưới còn lại chú ý vẫn giữ trên một đường thẳng không để cong ra phía sau.

Giao tiếp mắt

Tác phong lịch sự, trang trọng khi giao tiếp

Trang phục thể hiện sự tôn trọng của người mặc với người diện. Không chỉ Việt Nam hay Nhật Bản nói riêng mà tất cả các nước khác trên thế giới đều coi trọng sự gọn gàng lịch sự trong trang phục của mình khi giao tiếp. Điều này khiến chúng ta sẽ tự tin nhơn và dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp

Kiềm chế cảm xúc bản thân

Quy tắc vẫy tay

Nói lời cảm ơn

Trong du lịch

Người Nhật luôn giữ gìn bản sắc dân tộc khi đi du lịch. Họ là những người sôi nổi cởi mở, vui vẻ nhưng lịch sự và có tính tự chủ khá cao. Họ thích thể loại du lịch biển, nghỉ ngơi, tìm hiểu du lịch văn hóa. Họ thường sử dụng các dịch vụ có thứ hạng trung bình, khá và quen sử dụng các trang thiết bị hiện đại. Họ thích đi du lịch bằng mọi phương tiện, ội cách tùy vào sở thích và túi tiền của mỗi người. Chương trình du lịch của họ thường chọn 7 ngày, để 1 năm có thể du lịch tới 3 lần.

Lễ hội

Nhật Bản là quốc gia có nhiều lễ hội. Các lễ hội được gọi là Matsuri và được tổ chức quanh năm. Các lễ hội tổ chức theo các nghi lễ cổ của Thần đạo hay tái hiện lại lịch sử với đầy màu sắc, các nhạc cụ như chuông, trống và các chiếc xe Mikoshi được rước đi cùng đoàn người nườm nượp.

Lễ hội duy nhất về tình yêu ở Nhật Bản, được gọi là Tanabata, được tổ chức vào ngày mồng 7 tháng 7 âm lịch. Truyền thuyết kể rằng, hai ngôi sao Ngưu Lang và Chức Nữ yêu nhau bị tách ra và chỉ được gặp nhau vào ngày mồng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Theo truyền thống Nhật Bản, khi lễ hội đến gần các nam nữ thanh niên Nhật Bản lặng bước dưới bầu trời mùa hè, cầu mong cho thời tiết tốt để có thể dâng kẹo và thức ăn cho hai ngôi sao yêu nhau này. Các thành viên gia đình người Nhật viết những vần thơ tốt lành lên những mảnh giấy màu và trang trí lên những đoạn tre cắm trong vườn nhà, giống như tục trang trí cây thông Noel ở lễ Noel của người phương Tây

Văn học, Nghệ thuật

Văn học

Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học dân tộc lâu đời nhất và giàu có nhất thế giới nảy sinh trong môi trường nhân dân rộng lớn từ thuở bình minh của các bộ tộc Nhật Bản, rất lâu trước khi quốc gia Nhật Bản được thành lập. Những cội rễ của nền văn học này có từ thời tối cổ, và những kiệt tác thành văn đầu tiên có thể được xác định vào thế kỷ thứ 7 thậm chí sớm hơn.

Lịch sử văn học Nhật Bản có thể được chia ra 3 thời kỳ chính: Cổ đại, Trung cổ và Hiện đại, tương đương với cách phân kỳ lịch sử thường gặp trong nhiều nền văn học thế giới nói chung. Tuy nhiên, trong cuốn Nhật Bản văn học toàn sử do Tokyo Kodanshā xuất bản, văn học Nhật Bản được chia làm 6 thời kỳ ứng với 6 tập của cuốn sách: Thượng đại, Trung cổ, Trung thế, Cận thế, Cận đại và Hiện đại.

Manga và anime

Manga (漫画; mạn hoạ) là một từ tiếng Nhật chỉ thể loại truyện tranh của Nhật Bản. Manga lúc đầu chỉ là những câu chuyện được minh họa bằng tranh vốn đã xuất hiện từ lâu tại Nhật. Sau Thế chiến thứ 2, manga ngày càng phát triển và nhanh chóng trở thành một nét văn hóa của Nhật Bản. Tezuka Osamu – một mangaka (họa sĩ truyện tranh) được cho là người đặt nền móng cho nền công nghiệp manga – anime khổng lồ hiện tại. Các tác phẩm nổi tiếng được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới và nhiều lần được chuyển thể thành anime (phim hoạt hình phong cách Nhật) có thể kể đến như Astro Boy (Tezuka Osamu), Doraemon (Fujiko F. Fujio), Meitantei Konan (Aoyama Gosho), Dragon Ball (Toriyama Akira).

Anime (アニメ) là một từ của Nhật Bản, nguồn gốc của nó vẫn còn đang gây tranh cãi, có thể được mượn từ animation trong tiếng Anh hoặc animé trong tiếng Pháp, nghĩa là phim hoạt hình. Đối với người nước ngoài, anime được hiểu là phim hoạt hình theo phong cách Nhật. Các anime thường được chuyển thể từ những bộ manga nổi tiếng (như Doraemon), hoặc ngược lại, anime làm cảm hứng cho manga (như 5cm/s). Theo nhiều thống kê, anime chiếm tới 70% sản lượng phim hoạt hình trên toàn thế giới. Những bộ anime dài tập thường được chiếu trên truyền hình, các phiên bản điện ảnh hay tập đặc biệt khác thì được chiếu rộng rãi tại các rạp. Cùng với manga, anime cũng đã trở nên quen thuộc trên khắp thế giới và được nhiều người mến mộ.

Nghệ thuật

Ở Nhật Bản có nhiều bộ môn nghệ thuật như: Trà đạo (茶道; Chadō – nghệ thuật pha và thưởng thức trà), Thư đạo (書道; Shodō – nghệ thuật viết chữ đẹp), Kiếm đạo (県道; Kendō – nghệ thuật sử dụng kiếm, nay trở thành một môn thể thao), Hoa đạo (華道; Kadō – nghệ thuật cắm hoa), Thư họa (書画; Shoga – nghệ thuật vẽ tranh bằng mực Tàu, bút lông hoặc viết chữ nghệ thuật giống như đang vẽ), Nhu đạo (儒道; Judō – một môn võ truyền thống của Nhật với các thế vật, ngoài ra đòi hỏi người học phải có cốt cách), Không thủ đạo (空手道; Karate-dō – một môn võ truyền thống của Nhật, ban đầu chỉ có tên “Không thủ”, sau đó “đạo” được thêm vào nhằm mục đích rèn luyện nhân cách của người học võ),… Các loại hình nghệ thuật khác như kịch (bao gồm “Kabuki” (歌舞伎; Ca vũ kịch), “Nō”,…) và múa (bao gồm “Bon”,…) cũng rất phổ biến và góp phần tạo nên sự đa dạng, đặc sắc trong văn hóa Nhật.

Ẩm thực

Nói về ẩm thực Nhật Bản, chúng ta sẽ nghĩ đến ” thứ nhất sushi, thứ nhì trà đạo”.

Ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng vào sự tươi ngon tinh khiết của món ăn. Là một quốc đảo bốn bề là biển, hải sản luôn chiếm đa số trong khẩu phần ăn của người Nhật. Như hầu hết các nước châu Á khác, lương thực chính của Nhật Bản là gạo. Người Nhật cuộn gạo nấu chín trong những tấm rong biển sấy để tạo thành món sushi, được coi là quốc thực của Nhật Bản. Ngoài ra, đậu nành, rượu sake, và bột trà xanh cũng tạo nên đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản.

Văn hóa trà đạo

Trà đạo, tiếng Nhật: sadō (茶道), được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12.

Theo truyền thuyết của Nhật Bản, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.

Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶道), một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật.

Từ việc đơn giản uống trà, chuyển sang cách pha và uống trà, rồi nghi thức thưởng thức trà cho đến khi đúc kết thành trà đạo, đây là một tiến trình không ngừng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo lý với ý nghĩa đích thực của từ này. Hiển nhiên ở đây trà đạo không đơn thuần là con đường, là phép tắc uống trà mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách: trước tiên, hòa mình với thiên nhiên, để từ đây tu sửa tâm, nuôi dưỡng tính và đạt tới giác ngộ.

Những nét “lạ” trong văn hóa Nhật

Nếu có cơ hội đặt chân đến Nhật Bản, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi người Nhật lại có những phong tụcnét văn hóa rất lạ so với các quốc gia khác.

Các tìm kiếm liên quan đến văn hóa nhật bản

Exit mobile version