Site icon Nhất Tiên Tửu

Bà bầu có được ăn măng không

5/5 - (54 bình chọn)

Chào đón một em bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện là điều mà bất cứ sản phụ nào đều mong muốn. Do đó, ngoài việc chú ý đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, thì một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là yếu tố rất quan trọng giúp thai nhi có thể phát triển tốt cả về thể chất và trí não. Hơn nữa, bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm giàu sắt, axit folic, vitamin…,thì việc bà bầu có được ăn măng không? đang là vấn đề được khá nhiều bà mẹ trẻ quan tâm hiện nay. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này.

Xem thêm: # Beta Hcg là gì? Liên quan gì đến tuổi thai?

Măng mang lại giá trị dinh dưỡng như thế nào?

Măng là một thực phẩm không còn xa lạ gì trong căn bếp của người Việt. Người ta có thể chế biến được rất nhiều món từ măng như: măng xào, canh măng, măng nhồi thịt, bún mắng…

Bà bầu có được ăn măng không

Ngoài mang đến những món ăn ngon miệng, măng còn mang lại nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người. Có thể kể đến như:

Bà bầu có được ăn măng không?

Trong quá trình mang thai, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, sản phụ thường sẽ bị buồn nôn, nôn ói, cơ thể nhạy cảm với mùi, táo bón, đầy hơi, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Trong khi đó, măng sở hữu rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe người bình thường, nhưng đối với bà bầu có được ăn măng không?

Bà bầu có được ăn măng không

Lý giải về vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa hiện đang công tác tại phòng khám Đa khoa Hà Nội cho biết:

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được việc bà bầu ăn măng sẽ gây hại đến thai nhi. Tuy nhiên, cách tốt nhất là các sản phụ nên tránh ăn măng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu muốn đưa măng vào khẩu phần ăn thì nên chờ sau thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, chỉ nên dùng với một lượng rất ít và măng phải được chế biến kỹ để đảm bảo loại bỏ những tác động xấu đến sức khỏe thai phụ và thai nhi.

Dưới đây là những rủi ro có thể xảy ra khi bà bầu ăn măng:

Nếu không được sơ chế đúng cách, những độc tố có trong măng, đặc biệt là glucozit. khi vào dạ dày sẽ bị thủy phân và chuyển hóa thành acid cyanhydric (HCN). Loại chất này có thể khiến bà bầu bị ngộ độc nhẹ.

Bà bầu bị ngộ độc có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu, nôn ói, chóng mặt, khó thở, đau bụng dữ dội, co giật và hạ huyết áp,…Tình trạng này hết sức nguy hiểm, có thể gây đe dọa đến tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời.

Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong măng sẽ có thể khiến cho bà bầu bị đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng. Việc ăn nhiều măng sẽ khiến bà bầu cảm thấy rất khó chịu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Thiếu máu:

Có không ít mẹ bầu bị thiếu hụt chất sắt trong giai đoạn thai kỳ. Việc ăn quá nhiều măng có thể khiến tình trạng này trở nên nặng nề hơn. Nguyên nhân do các độc tố acid cyanhydric có trong măng sẽ tác động đến hệ hô hấp khiến các enzym chuyển hóa sắt bị vô hiệu hóa. Từ đó , dẫn đến hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt.

Các triệu chứng của tình trạng thiếu máu bao gồm: ù tai, chóng mặt, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi. Để ý niêm mạc da (chủ yếu ở đầu ngón tay, dưới mí mắt, vùng môi) xanh xao, nhợt nhạt. Bệnh nhân thấy tim đập nhanh, hồi hộp, chán ăn và gặp phải các rối loạn tiêu hóa….

Bà bầu có được ăn măng không? Trên thực tế, có không ít trường hợp bà bầu ăn vượt quá số lượng quy định hoặc chế biến măng không kỹ càng mà bị ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mình và thai nhi trong bụng. Do đó, các sản phụ hãy cẩn trọng khi ăn măng.

Những lưu ý quan trọng dành cho bà bầu khi ăn măng

Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh, sản phụ cần chú ý đến các thói quen sinh hoạt để có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé được sinh ra phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ:

Đồng thời, việc khám thai sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm các vấn đề bất thường. Từ đó, có biện pháp xử trí kịp thời và đúng đắn nhằm ngăn ngừa các hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra.

Nếu các chị em đang có nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám thai định kỳ mà không biết lựa chọn địa chỉ nào uy tín và đáng tin cậy tại Hà Nội thì có thể tham khảo phòng khám Đa khoa Hà Nội.

Với mong muốn mang đến cho bệnh nhân dịch vụ y tế tốt nhất, phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi đã và đang nỗ lực không ngừng để xây dựng một phòng khám đảm bảo đầy đủ tiêu chí của một địa chỉ khám thai an toàn.

Phòng khám sở hữu các thế mạnh riêng có như: đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm; hệ thống cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, hiện đại cùng với các trang thiết bị máy móc y tế tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế, được nhập khẩu từ các nước phát triển.

Với những thông tin vừa chia sẻ vừa rồi về việc bà bầu có được ăn măng không? hy vọng rằng đã giúp các sản phụ đã có thêm kiến thức về vấn đề này, giúp bản thân và bé yêu cùng trải qua một giai đoạn thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Các bài viết của Nhất Tiên Tửu chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tìm kiếm có liên quan

Exit mobile version