nav-menu
logo nhat tien tuu
benh-a-z
Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Bệnh tâm thần và những những lưu ý cực kỳ quan trọng

Bệnh tâm thần và những những lưu ý cực kỳ quan trọng

Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết:
4.1/5 - (46 bình chọn)
4.1/5 - (46 bình chọn)

Bệnh tâm thần là gì?

Bệnh tâm thầnRối loạn tâm thần hoặc rối loạn tinh thần là hình thức tâm lý hoặc hành vi cá biệt được cho là gây ra đau khổ, mất khả năng cư xử cũng như phát triển bình thường. Những người rối loạn tâm thần vẫn có những quyền nhất định và việc bắt giữ họ mà không có căn cứ pháp lý là vi phạm nhân quyền.

bệnh tâm thần

Có nhiều nhóm rối loạn tâm thần, và cũng có nhiều khía cạnh hành vi của con người và cá nhân có thể trở nên rối loạn.

Lo lắng hay sợ hãi cản trở các chức năng bình thường có thể được xếp vào rối loạn lo âu. Nhóm thường gặp bao gồmám ảnh, rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn sợ hãi, sợ khoảng trống, rối loạn ám ảnh cưỡng chế rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Nguyên nhân của bệnh tâm thần

Mặc dù nguyên nhân cụ thể không được biết rõ, tâm thần phân liệt có một cơ sở sinh học, được minh chứng bằng

  • Sự thay đổi cấu trúc não (ví dụ, dãn rộng não thất, lớp vỏ não mỏng, giảm kích thước của hồi hải mã phía trước và các vùng não khác)
  • Sự thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là sự thay đổi hoạt tính của dopamin và glutamat

Một số chuyên gia cho rằng tâm thần phân liệt xuất hiện ở những người có đặc tính dễ bị tổn thương về phát triển thần kinh và sự khởi phát, thuyên giảm và tái phát các triệu chứng là kết quả của những tương tác giữa những đặc tính dễ tổn thương và những yếu tố căng thẳng của môi trường.

Tính dễ bị tổn thương về phát triển thần kinh

Tính dễ bị tổn thương có thể là kết quả của

  • Khuynh hướng di truyền
  • Các biến chứng trước, trong và sau sinh
  • Các viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương do virut

Mẹ thiếu dinh dưỡng và nhiễm cúm trong quý hai của thai kỳ, cân nặng khi sinh < 2500 g, Rh không tương thích trong lần mang thai thứ hai, và thiếu oxy làm tăng nguy cơ.

Mặc dù hầu hết những người bị tâm thần phân liệt không có tiền sử gia đình, các yếu tố di truyền đã được chỉ ra. Những người có quan hệ họ hàng bậc 1 với người bệnh tâm thần phân liệt có khoảng 10% nguy cơ phát triển rối loạn này, so với 1% nguy cơ trong quần thể chung. Các cặp song sinh cùng trứng có tính đồng nhất vào khoảng 50%.

Các trắc nghiệm thần kinh và thần kinh tâm thần có độ nhạy cao cho thấy rằng vận động nhìn đuổi theo bất thường, suy giảm nhận thức và chú ý, và sự tiếp nhận của giác quan bị thiếu hụt xảy ra phổ biến hơn ở những bệnh nhân tâm thần phân liệt hơn so với dân số chung. Những điểm nhấn mạnh này (kiểu nội hình) cũng xảy ra trong số những người họ hàng bậc 1 của những người bị tâm thần phân liệt và có thể là cấu phần di truyền của tính dễ bị tổn thương.

Những yếu tố căng thẳng của môi trường

Những yếu tố căng thẳng có thể gây ra sự xuất hiện hoặc tái phát các triệu chứng ở những người dễ bị tổn thương. Các yếu tố căng thẳng có thể chủ yếu là sinh hóa (ví dụ, lạm dụng chất, đặc biệt là cần sa) hoặc xã hội (ví dụ như bị thất nghiệp hoặc nghèo túng, rời khỏi nhà đi học đại học, sự tan vỡ của một mối quan hệ lãng mạn, gia nhập Lực lượng Vũ trang); tuy nhiên, những yếu tố căng thẳng này không phải là nguyên nhân. Không có bằng chứng nào chứng minh rằng tâm thần phân liệt gây ra do kém nuôi dạy từ cha mẹ.

Các yếu tố bảo vệ có thể làm giảm tác động của stress lên sự hình thành triệu chứng hoặc tính trầm trọng bao gồm hỗ trợ xã hội tốt, các kỹ năng ứng phó và thuốc chống loạn thần.

Các triệu chứng và Dấu hiệu bệnh tâm thần

Tâm thần phân liệt là bệnh mãn tính có thể tiến triển qua nhiều giai đoạn, mặc dù thời gian và các mô hình của các giai đoạn có thể khác nhau. Bệnh nhân tâm thần phân liệt có xu hướng phát triển các triệu chứng loạn thần trung bình từ 12 đến 24 tháng trước khi nhận được chăm sóc y tế.

Các triệu chứng của tâm thần phân liệt thường làm suy giảm chức năng và thường gây trở ngại đến công việc, các mối quan hệ xã hội và khả năng tự chăm sóc bản thân. Thất nghiệp, cách ly, các mối quan hệ xấu đi, và chất lượng cuộc sống bị suy giảm là những hậu quả thường thấy.

Các giai đoạn của tâm thần phân liệt

Trong giai đoạn tiềm phát, bệnh nhân có thể không có triệu chứng hoặc có thể bị suy giảm về năng lực xã hội, rối loạn nhận thức nhẹ hoặc sự méo mó về tri giác, giảm khả năng trải nghiệm niềm vui (vô cảm) và các thiếu sót về ứng phó nói chung khác. Những đặc điểm này có thể nhẹ và chỉ được nhận ra thông qua hồi cứu hoặc có thể dễ nhận thấy hơn, với sự suy giảm về chức năng xã hội, học vấn và nghề nghiệp.

Trong giai đoạn tiền triệu, các triệu chứng dưới lâm sàng có thể xuất hiện; chúng bao gồm sự rút lui hoặc cô lập, dễ cáu kỉnh, đa nghi, những tư duy bất thường, những sự méo mó về tri giác và thiếu tổ chức .Sự khởi phát tâm thần phân liệt (hoang tưởng và ảo giác) có thể đột ngột (qua vài ngày hoặc vài tuần) hoặc chậm và âm ỉ (qua nhiều năm).

Trong giai đoạn trung gian, các giai đoạn có triệu chứng có thể xảy ra theo từng thời kì (với sự gia tăng có thể nhận ra được và thuyên giảm) hoặc liên tục; thiếu hụt về chức năng có xu hướng xấu đi.

Trong giai đoạn muộn của bệnh, mô hình bệnh tật có thể được thiết lập, và sự giảm hoạt năng có thể ổn định hoặc thậm chí xấu đi.

Các loại triệu chứng trong tâm thần phân liệt

Nói chung, các triệu chứng được phân loại là:

  • Dương tính: Sự quá mức hoặc bị biến đổi các chức năng thông thường
  • Âm tính: Giảm hoặc mất các chức năng bình thường và cảm xúc
  • Thiếu tổ chức: Các rối loạn tư duy và hành vi kỳ dị
  • Nhận thức: Thiếu hụt trong xử lý thông tin và giải quyết vấn đề
  • Bệnh nhân có thể có các triệu chứng từ một tới tất cả các loại.

Triệu chứng dương tính có thể được phân loại thêm nữa là:

  • Các hoang tưởng
  • Các ảo giác

Hoang tưởng là niềm tin sai lạc được duy trì mặc dù có bằng chứng mâu thuẫn rõ ràng. Có một số loại hoang tưởng:

  • Các hoang tưởng bị truy hại: Bệnh nhân tin rằng họ đang bị tra tấn, theo dõi, bị lừa hoặc bị do thám.
  • Các hoang tưởng liên hệ: Bệnh nhân tin rằng các đoạn văn từ sách, báo, lời bài hát, hoặc các dấu hiệu môi trường khác có mối liên hệ trực tiếp với họ.
  • Các hoang tưởng về tư duy bị đánh cắp hoặc tư duy bị áp đặt: Bệnh nhân tin rằng những người khác có thể đọc được tâm trí của họ, rằng những suy nghĩ của họ bị lan truyền đến người khác, hoặc những ý nghĩ và xung lực được các lực lượng bên ngoài áp đặt lên họ

Những hoang tưởng trong tâm thần phân liệt có xu hướng kỳ quái – tức là không thực sự hợp lý và không có nguồn gốc từ những kinh nghiệm sống bình thường (ví dụ như tin rằng có ai đó lấy nội tạng của họ ra mà không để lại sẹo).

Các ảo giác là những cảm nhận tri giác mà không ai khác cảm nhận được. Chúng có thể là các ảo thanh, ảo thị, ảo khứu, ảo vị hoặc ảo giác xúc giác, nhưng các ảo thanh là phổ biến nhất. Bệnh nhân có thể nghe tiếng nói bình luận về hành vi của họ, trò chuyện với nhau, hoặc đưa ra các ý kiến phê bình và mang tính sỉ nhục . Các hoang tưởng và ảo giác có thể gây phiền toái vô cùng cho bệnh nhân.

Các triệu chứng âm tính (thiếu hụt) bao gồm

  • Cảm xúc cùn mòn: Khuôn mặt của bệnh nhân bất động, với tiếp xúc mắt kém và thiếu biểu cảm.
  • Ngôn ngữ nghèo nàn: Bệnh nhân ít nói và trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi, tạo nên ấn tượng về tính trạng trống rỗng nội tâm
  • Mất khoái cảm: Có sự thiếu quan tâm đến các hoạt động và tăng các hoạt động không mục đích.
  • Tính không xã hội: Có sự thiếu quan tâm đến các mối quan hệ.
  • Các triệu chứng tiêu cực thường dẫn đến động lực kém và giảm sút ý thức về mục tiêu và mục đích.

Các triệu chứng thiếu tổ chức, có thể được coi là một loại triệu chứng dương tính, liên quan

  • Các rối loạn tư duy
  • Hành vi kỳ dị

Suy nghĩ là thiếu tổ chức, với bài sự diễn đạt rời rạc, không nhắm đến mục tiêu trực tiếp mà chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác. Ngôn ngữ có thể từ thiếu tổ chức nhẹ tới không mạch lạc và không thể hiểu được. Hành vi kỳ dị có thể bao gồm sự ngây ngô như trẻ con, kích động, và diện mạo, vệ sinh cá nhân, hoặc hành vi không phù hợp. Căng trương lực là một ví dụ cực kỳ điển hình của hành vi kỳ dị, có thể bao gồm duy trì tư thế cứng nhắc và chống lại các nỗ lực để thay đổi tư thế hoặc thực hiện các hoạt động vận động không chủ định và không được khuyến khích.

Các thiếu hụt về nhận thức bao gồm sự suy giảm trong các khía cạnh sau:

  • Chú ý
  • Tốc độ xử lý
  • Trí nhớ ngắn hạn
  • Tư duy trừu tượng
  • Giải quyết vấn đề
  • Hiểu biết về tương tác xã hội

Tư duy của bệnh nhân có thể không linh hoạt, và khả năng giải quyết vấn đề, hiểu quan điểm của người khác và học hỏi kinh nghiệm có thể bị giảm đi. Mức độ nghiêm trọng của suy giảm nhận thức là yếu tố quyết định chính cho tình trạng loạn hoạt năng nói chung.

Các phân nhóm tâm thần phân liệt

Một số chuyên gia phân loại tâm thần phân liệt thành các phân nhóm thiếu hụt và không thiếu hụt phụ thuộc vào sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng âm tính, như cảm xúc cùn mòn, thiếu động lực, và suy giảm khả năng phán đoán mục đích.

Những bệnh nhân với phân nhóm thiếu hụt có các triệu chứng âm tính nổi bật mà không quy cho các yếu tố khác (ví dụ như trầm cảm, lo âu, môi trường kém kích thích, tác dụng không mong muốn của thuốc).

Những bệnh nhân với phân nhóm không thiếu hụt có thể có hoang tưởng, ảo giác, và các rối loạn tư duy nhưng hầu như không có các triệu chứng âm tính.

Các phân nhóm tâm thần phân liệt đã từng được công nhận trước đây (hoang tưởng, thiếu tổ chức, căng trương lực, di chứng, không phân biệt) đã không chứng minh được tính giá trị hoặc độ tin cậy và không còn được sử dụng nữa.

Tự sát

Khoảng 5 đến 6% bệnh nhân tâm thần phân liệt có tự sát thành công, và khoảng 20% có toan tự sát; số lượng nhiều hơn có ý tưởng tự sát đáng kể. Tự sát là nguyên nhân chính gây tử vong sớm ở người bị tâm thần phân liệt và giải thích, phần nào, tại sao trung bình rối loạn này làm giảm tuổi thọ xuống 10 năm.

Nguy cơ có thể đặc biệt cao đối với người trẻ bị tâm thần phân liệt và một rối loạn sử dụng chất. Nguy cơ cũng tăng lên ở những bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm hoặc cảm thấy tuyệt vọng, những người thất nghiệp, hoặc những người vừa bị có một giai đoạn loạn thần hoặc đã được xuất viện.

Những bệnh nhân có khởi phát muộn và có chức năng tiềm phát tốt – những bệnh nhân có tiên lượng hồi phục tốt nhất – cũng có nguy cơ tự sát cao nhất. Bởi vì những bệnh nhân này vẫn giữ được khả năng đau buồn và đau đớn, họ có thể dễ bị hành động trong nỗi thất vọng dựa trên nhận thức thực tế về ảnh hưởng của rối loạn của họ.

Bạo lực

Tâm thần phân liệt là một yếu tố nguy cơ khá khiêm tốn đối với hành vi bạo lực. Các mối đe dọa về bạo lực và những vụ bùng nổ công kích nhỏ thường phổ biến hơn nhiều so với hành vi nguy hiểm.

Bệnh nhân có nhiều khả năng gây bạo lực đáng kể bao gồm những người lạm dụng chất, các hoang tưởng bị hại, hoặc ảo giác ra lệnh và những người không dùng thuốc theo đơn. Một số ít người bị trầm cảm, cách ly xã hội và hội chứng paranoid tấn công hoặc giết người mà họ cho là nguồn gốc khó khăn của họ (ví dụ như một người có quyền, một người nổi tiếng, vợ / chồng của họ).

Chẩn đoán

  • Tiêu chuẩn lâm sàng (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, ấn bản lần thứ năm [DSM-5])
  • Sự kết hợp của bệnh sử, các triệu chứng và dấu hiệu

Nếu giai đoạn đầu của tâm thần phân liệt đáp ứng các tiêu chuẩn của rối loạn được nhận ra sớm và điều trị, kết quả sẽ tốt hơn.

Không có xét nghiệm tiêu chuẩn nào để chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt. Chẩn đoán dựa trên đánh giá toàn diện về bệnh sử, các triệu chứng và dấu hiệu. Thông tin từ các nguồn cung cấp thông tin, như các thành viên gia đình, bạn bè, giáo viên và đồng nghiệp, thường là quan trọng.

Theo DSM-5, chẩn đoán đòi hỏi cả hai điều sau đây:

  •  2 triệu chứng đặc trưng (hoang tưởng, ảo giác, ngôn ngữ thiếu tổ chức, hành vi thiếu tổ chức, các triệu chứng âm tính) trong một phần đáng kể trong khoảng thời gian 6 tháng (các triệu chứng phải bao gồm ít nhất một trong 3 triệu chứng đầu)
  • Các dấu hiệu tiền triệu hoặc thuyên giảm của bệnh với các suy giảm rõ ràng về mặt về xã hội, nghề nghiệp hoặc tự chăm sóc trong khoảng thời gian 6 tháng bao gồm 1 tháng các triệu chứng hoạt động.

Chẩn đoán phân biệt

Loạn thần do các rối loạn thể chất khác hoặc lạm dụng chất phải được loại trừ thông qua tiền sử và kiểm tra bao gồm các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và hình ảnh thần kinh (xem Đánh giá y khoa những bệnh nhân với các triệu chứng tâm thần). Mặc dù một số bệnh nhân tâm thần phân liệt có bất thường về cấu trúc não hiện diện trên hình ảnh, những bất thường này không đủ đặc hiệu để có giá trị chẩn đoán.

Các rối loạn tâm thần khác với các triệu chứng tương tự bao gồm một số bệnh liên quan đến tâm thần phân liệt:

  • Rối loạn loạn thần ngắn
  • Rối loạn hoang tưởng
  • Rối loạn phân liệt cảm xúc
  • Rối loạn dạng phân liệt
  • Rối loạn nhân cách loại phân liệt.

Ngoài ra, các rối loạn cảm xúc có thể gây ra loạn thần ở một số người.

Một số rối loạn nhân cách (đặc biệt là loại phân liệt) gây ra các triệu chứng tương tự như tâm thần phân liệt, mặc dù chúng thường nhẹ hơn và không có loạn thần.

Tiên lượng

Việc điều trị càng được bắt đầu sớm thì kết quả càng tốt.

Trong 5 năm đầu sau khi xuất hiện các triệu chứng, chức năng có thể xấu đi và các kỹ năng xã hội và công việc có thể bị suy giảm, với sự sao lãng dần dần trong việc chăm sóc bản thần. Các triệu chứng âm tính có thể gia tăng ở nhiều mức độ khác nhau, và chức năng nhận thức có thể bị suy giảm. Sau đó, mức độ loạn hoạt năng có xu hướng ổn định. Một số bằng chứng cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể giảm đi khi về già, đặc biệt là ở phụ nữ. Các rối loạn vận động tự phát có thể phát triển ở những bệnh nhân có các triệu chứng âm tính nghiêm trọng và rối loạn chức năng nhận thức, ngay cả khi các thuốc chống loạn thần không được sử dụng.

Tâm thần phân liệt có thể xảy ra cùng với các rối loạn tâm thần khác. Khi kết hợp với mức độ đáng kể các triệu chứng ám ảnh nghi thức, tiên lượng đặc biệt kém; với các triệu chứng rối loạn nhân cách ranh giới, tiên lượng là tốt hơn. Khoảng 80% người bị tâm thần phân liệt trải qua một hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm điển hình tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ.

Trong năm đầu tiên sau khi được chẩn đoán, tiên lượng có liên quan chặt chẽ đến việc tuân thủ các thuốc hướng thần.

Nhìn chung, 1/3 bệnh nhân đạt được sự cải thiện đáng kể và kéo dài; một phần ba cải thiện phần nào nhưng có sự tái phát liên tục và để lại loạn hoạt năng; và một phần ba là tàn tật nghiêm trọng và vĩnh viễn. Chỉ có khoảng 15% số bệnh nhân hoàn toàn trở lại mức độ chức năng như trước khi phát bệnh.

Các yếu tố liên quan đến tiên lượng tốt bao gồm

  • Có chức năng tốt trước khi phát bệnh (ví dụ: học giỏi, có khả năng tốt trong công việc trước khi phát bệnh )
  • Khởi phát muộn và / hoặc đột ngột
  • Gia đình có tiền sử bị các rối loạn cảm xúc khác ngoài tâm thần phân liệt
  • Suy giảm nhận thức nhẹ
  • Ít triệu chứng âm tính
  • Thời gian loạn thần không được điều trị ngắn

Các yếu tố liên quan đến tiên lượng xấu bao gồm:

  • Tuổi khởi phát trẻ
  • Chức năng trước khi phát bệnh kém
  • Tiền gia đình có tâm thần phân liệt
  • Nhiều triệu chứng âm tính
  • Thời gian loạn thần không được điều trị dài hơn

Nam giới có kết quả kém hơn so với nữ giới; nữ giới đáp ứng tốt hơn với điều trị bằng thuốc chống loạn thần.

Lạm dụng chất là một vấn đề đáng kể đối với 50% bệnh nhân tâm thần phân liệt. Một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng cần sa và các chất gây ảo giác khác gây rối loạn trầm trọng đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt và cần được mạnh mẽ ngăn chặn. Sự đồng diễn lạm dụng chất là một yếu tố tiên lượng xấu rõ ràng và có thể dẫn đến tình trạng bỏ thuốc, tái phát lặp lại, tái nhập viện thường xuyên, giảm chức năng, và mất hỗ trợ xã hội, bao gồm vô gia cư.

Điều trị

  • Các thuốc chống loạn thần
  • Phục hồi chức năng, bao gồm các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng
  • Tâm lý trị liệu

Thời gian bắt đầu xuất hiện các triệu chứng loạn thần và điều trị lần đầu tiên tương quan với sự nhanh chóng của đáp ứng điều trị ban đầu và chất lượng đáp ứng điều trị. Khi được điều trị sớm, bệnh nhân có xu hướng đáp ứng nhanh hơn và đầy đủ hơn. Nếu không dùng duy trì thuốc chống loạn thần sau giai đoạn đầu tiên, 70 đến 80% bệnh nhân sẽ có một đợt bệnh tiếp theo trong vòng 12 tháng. Việc sử dụng thuốc chống loạn thần liên tục có thể làm giảm tỷ lệ tái phát 1 năm xuống còn khoảng 30%. Điều trị bằng thuốc liên tục được duy trì từ 1 đến 2 năm sau giai đoạn đầu tiên. Nếu bệnh nhân đã bị bệnh lâu hơn, việc dùng thuốc được duy trì trong nhiều năm.

Mục tiêu chung để điều trị tâm thần phân liệt là:

  • Giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng loạn thần
  • Ngăn ngừa tái phát các giai đoạn triệu chứng và suy giảm chức năng
  • Giúp bệnh nhân hoạt động chức năng ở mức cao nhất có thể

Thuốc chống loạn thần, phục hồi chức năng với các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng, và liệu pháp tâm lý là những thành phần chính của điều trị. Bởi vì tâm thần phân liệt là một bệnh mạn tính kéo dài và tái phát, nên việc dạy cho bệnh nhân về các kỹ năng tự quản lý là một mục tiêu tổng thể quan trọng. Cung cấp thông tin về rối loạn (tâm lý giáo dục) cho phụ huynh có thể làm giảm tỷ lệ tái phát. (See also the American Psychiatric Association’s Practice Guideline for the Treatment of Patients With Schizophrenia, 2nd Edition.)

Thuốc được chia thành các thuốc chống loạn thần điển hình và các thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai (SGAs) dựa trên tính ái lực và hoạt tính với các thụ thể của chất dẫn truyền thần kinh đặc hiệu của chúng. Các thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai có thể mang lại một số ưu điểm cả về sự tốt hơn một chút về mặt hiệu quả (mặc dù những bằng chứng gần đây hoài nghi về tính ưu việt của chúng nếu được xem xét chung vào 1 nhóm) và giảm khả năng gây rối loạn vận động tự phát và các tác dụng không mong muốn có liên quan. Tuy nhiên, nguy cơ bị hội chứng chuyển hóa (mỡ bụng quá mức, kháng insulin, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp) là lớn hơn ở các thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai so với thuốc chống loạn thần điển hình. Một số thuốc chống loạn thần ở cả hai nhóm có thể gây ra hội chứng QT kéo dài và cuối cùng làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp gây tử vong; những thuốc này bao gồm thioridazin, haloperidol, olanzapin, risperidon, và ziprasidon.

Các thuốc chống loạn thần điển hình

Các thuốc chống loạn thần điển hình  chủ yếu hoạt động bằng cách khóa thụ thể dopamin-2 (thuốc chẹn dopamin-2).

Thuốc chống loạn thần điển hình có thể được phân loại là hiệu lực cao, trung bình, hoặc thấp. Thuốc chống loạn thần có hiệu lực cao có ái lực cao hơn đối với thụ thể dopamin và ít hơn đối với thụ thể alpha-adrenergic và muscarinic. Thuốc chống loạn thần có hiệu lực thấp, hiếm khi được sử dụng, ít có ái lực với thụ thể dopamin và tương đối ái lực hơn với thụ thể alpha-adrenergic, muscarinic và histaminic.

Các loại thuốc khác nhau có sẵn trong các chế phẩm chuẩn dạng viên, dịch, và cả tác dụng ngắn và tiêm bắp kéo dài. Một loại thuốc cụ thể được lựa chọn chủ yếu dựa vào những điều sau đây:

  • Các tác dụng không mong muốn
  • Yêu cầu về đường dùng thuốc
  • Đáp ứng của bệnh nhân trước đây với thuốc

Một số thuốc chống loạn thần có sẵn dưới dạng các chế phẩm phóng thích chậm tác dụng kéo dài . Các chế phẩm này rất hữu ích để loại bỏ sự không tuân thủ thuốc. Chúng cũng có thể giúp cho những bệnh nhân, vì sự thiếu tổ chức, thờ ơ, hoặc từ chối bệnh tật, không thể mang lại sự tin cậy nếu uống thuốc hàng ngày.

Các thuốc chống loạn thần điển hình có một số tác dụng không mong muốn, như ngầy ngật, suy giảm nhận thức, cứng cơ và loạn trương lực cơ, run, tăng nồng độ prolactin, tăng cân và giảm ngưỡng co giật ở bệnh nhân co giật hoặc nguy cơ co giật (để điều trị các tác dụng không mong muốn, xem Bảng: Điều trị các tác dụng phụ không mong muốn cấp của các thuốc chống loạn thần). Bồn chồn bất an (vận động không ngừng nghỉ) là đặc biệt khó chịu và có thể dẫn đến không tuân thủ thuốc; có thể được điều trị bằng propranolol.

Những loại thuốc này cũng có thể gây loạn động muộn, rối loạn vận động tự động thường được đặc trưng bởi các triệu chứng chu môi và lưỡi, vặn vẹo cánh tay, chân hoặc cả hai. Đối với bệnh nhân dùng thuốc chống loạn thần điển hình, tỷ lệ xuất hiện loạn động muộn là khoảng 5% mỗi năm dùng thuốc. Trong khoảng 2%, loạn động muộn gây thay đổi diện mạo nghiêm trọng. Ở một số bệnh nhân, loạn động muộn tồn tại vô thời hạn, ngay cả sau khi thuốc ngừng. Do nguy cơ này, bệnh nhân được điều trị duy trì lâu dài nên được đánh giá ít nhất mỗi 6 tháng một lần. Có thể sử dụng các công cụ đánh giá, chẳng hạn như thang đánh giá vận động tự động bất thường . Bệnh nhân bị tâm thần phân liệt mà tiếp tục được đòi hỏi dùng thuốc chống loạn thần có thể được điều trị bằng các thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai là clozapin hoặc quetiapin.

Hội chứng an thần kinh ác tính, một tác dụng không mong muốn hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong, được đặc trưng bởi cứng cơ, sốt, bất thường hệ thần kinh thực vật , và CK cao.

Khoảng 30% bệnh nhân tâm thần phân liệt không đáp ứng với các thuốc chống loạn thần điển hình. Họ có thể đáp ứng với clozapin, một thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai.

Các thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai

Khoảng 95% các thuốc chống loạn thần được kê đơn là các thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai.

Các thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai chẹn các thụ thể dopamin có tính chọn lọc hơn so với thuốc chống loạn thần điển hình, làm giảm khả năng xảy ra các tác dụng tác dụng không mong muốn ngoại tháp (vận động). Mặc dù có gắn chặt hơn hơn đối với thụ thể serotonergic ban đầu được cho là góp phần vào hiệu quả của SGAs, các nghiên cứu cho thấy sự gắn kết này không liên quan đến hiệu quả hoặc các tác dụng không mong muốn.

Các thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai cũng có tác dụng như sau:

  • Có xu hướng giảm các triệu chứng dương tính
  • Có thể làm giảm các triệu chứng âm tính nhiều hơn so với thuốc chống loạn thần điển hình (mặc dù những khác biệt này còn đang tranh cãi)
  • Có thể gây suy giảm nhận thức ít hơn
  • Ít có khả năng hơn gây ra các tác dụng không mong muốn ngoại tháp
  • Nguy cơ gây loạn động muộn ít hơn
  • Tăng prolactin một chút hoặc không (trừ risperidon, làm tăng prolactin cũng giống như thuốc chống loạn thần điển hình)

Các thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai có thể làm giảm các triệu chứng âm tính vì chúng gây tác dụng không mong muốn giống parkinson hơn so với thuốc chống loạn thần điển hình.

Clozapin, thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai đầu tiên, là thuốc duy nhất cho thấy có hiệu quả đến 50% bệnh nhân ở các bệnh nhân kháng trị với các thuốc chống loạn thần điển hình. Clozapin làm giảm các triệu chứng âm tính, có ít hoặc không có các tác dụng không mong muốn về vận động, và có nguy cơ gây loạn động muộn ở mức tối thiểu nhưng có những tác dụng không mong muốn khác khác, bao gồm ngầy ngật, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, tăng cân, tiểu đường tuýp 2 và tăng tiết nước bọt. Thuốc này cũng có thể gây co giật theo kiểu phụ thuộc liều. Tác dụng không mong muốn nghiêm trọng nhất là mất bạch cầu hạt, có thể xảy ra ở khoảng 1% bệnh nhân. Do đó, thường xuyên theo dõi bạch cầu máu (được thực hiện hàng tuần trong 6 tháng đầu và mỗi 2 tuần sau đó, sau đó một lần / tháng sau một năm) là cần thiết và clozapin thường được dùng cho những bệnh nhân đã đáp ứng không đầy đủ với các thuốc khác.

Các thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai mới hơn mang lại một số lợi ích của clozapin mà không gây nguy cơ mất bạch cầu hạt và nói chung là tốt hơn so với thuốc chống loạn thần điển hình trong điều trị một giai đoạn cấp và dự phòng tái phát. Tuy nhiên, trong một thử nghiệm lâm sàng có đối chứng lớn, dài hạn, mức độ giảm triệu chứng do sử dụng bất kỳ trong 4 loại thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai (olanzapin, risperidon, quetiapin, ziprasidon) không lớn hơn perphenazin, một thuốc chống loạn thần điển hình có tác dụng kháng cholinergic. Trong một nghiên cứu theo dõi dọc, bệnh nhân rời khỏi nghiên cứu sớm được phân ngẫu nhiên vào một trong 3 nghiên cứu với các thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai khác hoặc với clozapin; nghiên cứu này đã chứng minh ưu thế rõ ràng của clozapin so với các thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai khác. Do đó, clozapin dường như là cách điều trị hiệu quả duy nhất đối với những bệnh nhân thất bại với điều trị bằng thuốc chống loạn thần điển hình hoặc thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai. Tuy nhiên, clozapin vẫn chưa được tận dụng, có thể do khả năng dung nạp thấp và cần được theo dõi máu liên tục.

Các thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai mới hơn rất giống nhau về hiệu quả nhưng khác biệt về tác dụng không mong muốn, vì vậy việc lựa chọn thuốc dựa trên đáp ứng cá nhân và các đặc tính khác của thuốc. Ví dụ, olanzapin, có tỷ lệ gây ngầy ngật tương đối cao, có thể được kê toa cho những bệnh nhân có các triệu chứng kích động hoặc mất ngủ là nổi bật; các thuốc ít gây ngầy ngật hơn có thể nên được dùng cho những bệnh nhân bị hôn mê. Việc dùng thử thuốc từ 4-8 tuần là cần thiết để đánh giá hiệu quả. Sau khi các triệu chứng cấp tính đã ổn định, điều trị duy trì được bắt đầu; đối với điều trị duy trì, liều thấp nhất để dự phòng tái phát triệu chứng được sử dụng. Aripiprazol, olanzapin, và risperidon có sẵn dạng tiêm có tác dụng kéo dài.

Tăng cân, tăng lipid máu và tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2 là những tác dụng không mong muốn chủ yếu của các thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai. Do đó, trước khi điều trị bằng các thuốc này, tất cả bệnh nhân cần được sàng lọc các yếu tố nguy cơ, bao gồm tiền sử cá nhân và gia đình bị tiểu đường, cân nặng, chu vi vòng eo, huyết áp, và glucose và mỡ máu lúc đói. Những người có hoặc có nguy cơ cao về hội chứng chuyển hóa có thể được điều trị tốt hơn bằng ziprasidon hoặc aripiprazol so với các thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai khác. Cần giáo dục cho bệnh nhân và gia đình về các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bao gồm triệu chứng đái nhiều, khát nhiều, giảm cân, và nhiễm toan xê-tôn do tiểu đường (buồn nôn, nôn, mất nước, thở nhanh, ý thức u ám). Ngoài ra, nên cung cấp tư vấn về dinh dưỡng và hoạt động thể chất cho tất cả các bệnh nhân khi họ bắt đầu sử dụng thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai. Tất cả các bệnh nhân dùng thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai đều cần theo dõi định kỳ về trọng lượng, chỉ số khối cơ thể, và glucose huyết tương lúc đói và chỉ định để đánh giá chuyên khoa nếu họ bị tăng lipid máu hoặc tiểu đường tuýp 2.

Phục hồi chức năng và các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng

Các chương trình đào tạo kỹ năng tâm lý xã hội và các chương trình phục hồi chức năng nghề nghiệp giúp nhiều bệnh nhân làm việc, mua sắm và tự chăm sóc bản thân; quản lý một gia đình; hòa hợp với người khác; và làm việc với các nhân viên chăm sóc sức khoẻ tâm thần.

Việc làm được hỗ trợ, trong đó bệnh nhân được đặt trong môi trường làm việc cạnh tranh và được hỗ trợ bởi một người kèm cặp công việc tại chỗ để thúc đẩy sự thích ứng với công việc, có thể có giá trị đặc biệt. Trong thời gian này, người kèm cặp công việc chỉ như là một phương án dự phòng để giải quyết vấn đề hoặc để liên lạc với người sử dụng lao động.

Các dịch vụ hỗ trợ cho phép nhiều bệnh nhân tâm thần phân liệt sống tại cộng đồng. Mặc dù hầu hết có thể sống độc lập, một số yêu cầu phải có căn hộ được giám sát, nơi có nhân viên để đảm bảo tuân thủ thuốc. Các chương trình cung cấp một giám sát ở các khu dân cư khác nhau được phân mức độ từ hỗ trợ 24 giờ cho tới các chuyến thăm nhà định kỳ. Các chương trình này giúp thúc đẩy tính tự chủ của bệnh nhân khi được cung cấp sự chăm sóc đầy đủ để giảm thiểu tối đa khả năng tái phát và cần phải nhập viện nội trú. Các chương trình điều trị cộng đồng chuyên sâu cung cấp các dịch vụ tại nhà của bệnh nhân hoặc nơi cư ngụ khác và dựa trên tỷ lệ nhân viên-bệnh nhân cao; các nhóm điều trị cung cấp trực tiếp tất cả hoặc gần như tất cả các dịch vụ điều trị bắt buộc.

Có thể cần phải nhập viện hoặc điều trị theo đợt luân phiên trong bệnh viện khi tái phát mức độ nặng, và việc nhập viện bắt buộc có thể là cần thiết nếu bệnh nhân gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác. Kể cả với phục hồi chức năng và các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng tốt nhất, một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân, đặc biệt là những người có thiếu hụt nhận thức trầm trọng và những người kém đáp ứng với điều trị bằng thuốc, đòi hỏi sự chăm sóc hỗ trợ hoặc nằm viện dài hạn.

Liệu pháp hỗ trợ nhận thức mang lại lợi ích cho một số bệnh nhân. Liệu pháp này được thiết kế để cải thiện chức năng nhận thức thần kinh (ví dụ như chú ý, trí nhớ ngắn hạn, chức năng điều hành) và giúp bệnh nhân học hay học lại cách thực hiện các nhiệm vụ. Liệu pháp này có thể giúp bệnh nhân hoạt động tốt hơn.

Tâm lý trị liệu

Mục tiêu của tâm lý trị liệu là phát triển mối quan hệ hợp tác giữa bệnh nhân, các thành viên trong gia đình và bác sĩ để bệnh nhân có thể học để hiểu và quản lý bệnh tật của họ, dùng thuốc theo đơn và xử lý stress hiệu quả hơn.

Mặc dù liệu pháp tâm lý cá nhân cộng với trị liệu bằng thuốc là một cách tiếp cận phổ biến, nhưng hiện chỉ có một số ít các hướng dẫn theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa. Tâm lý trị liệu mà bắt đầu bằng cách giải quyết các nhu cầu cơ bản về dịch vụ xã hội của bệnh nhân, cung cấp hỗ trợ và giáo dục về bản chất của bệnh, thúc đẩy các hoạt động thích ứng và dựa trên sự đồng cảm và hiểu biết đầy đủ về tâm thần phân liệt dường như là có hiệu quả nhất. Nhiều bệnh nhân cần được hỗ trợ tâm lý một cách đồng cảm để thích ứng với những gì thường một bệnh mạn tính suốt đời có thể gây ra sự hạn chế về mặt chức năng.

Ngoài trị liệu tâm lý cá nhân, đã có sự phát triển đáng kể về liệu pháp nhận thức hành vi cho bệnh tâm thần phân liệt. Ví dụ, liệu pháp này, được thực hiện trong một môi trường trị liệu cá nhân hoặc nhóm, có thể tập trung vào các cách giảm bớt các tư duy hoang tưởng.

Đối với bệnh nhân sống cùng gia đình, các can thiệp tâm lý giáo dục hướng gia đình có thể làm giảm tỷ lệ tái phát. Các nhóm hỗ trợ và nhóm lợi ích, chẳng hạn như National Alliance on Mental Illness, thường hữu ích cho các gia đình.

Những điểm chính

  • Bệnh tâm thần phân liệt được đặc trưng bởi loạn thần, hoang tưởng, ảo tưởng, ngôn ngữ và hành vi thiếu tổ chức, cảm xúc thờ ơ vô cảm, thiếu hụt về nhận thức, và rối loạn chức năng nghề nghiệp và xã hội.
  • Tự sát là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong sớm.
  • Các mối đe dọa về bạo lực và những cơn tức giận gây hấn nhỏ thường phổ biến hơn nhiều so với hành vi nguy hiểm nghiêm trọng.
  • Điều trị sớm bằng thuốc chống loạn thần, dựa trên việc lựa chọn các tác dụng không mong muốn, đường dùng cần thiết, và đáp ứng của bệnh nhân với thuốc trước đây.
  • Liệu pháp tâm lý giúp bệnh nhân hiểu và quản lý bệnh tật của họ, dùng thuốc theo đơn, và giải quyết căng thẳng hiệu quả hơn.
  • Với điều trị, 1/3 bệnh nhân đạt được sự cải thiện đáng kể và kéo dài; một phần ba cải thiện một phần nhưng có sự tái phát liên tục và để lại loạn hoạt năng; và một phần ba là mất khả năng nghiêm trọng và vĩnh viễn.

Các bài viết của Nhất Tiên Tửu chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tìm kiếm có liên quan

  • Bệnh tâm thần wiki
  • Các loại bệnh tâm thần
  • Nguyên nhân bệnh tâm thần
  • Cách chữa bệnh tâm thần
  • Người tâm thần
  • Rối loạn tâm thần là gì
  • Khái niệm bệnh tâm thần
  • Bệnh tâm thần nhẹ

    Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home/zwainzaz/nhattientuu.com/wp-content/themes/traisonglam/single.php on line 34

Bạn đang xem Bệnh tâm thần và những những lưu ý cực kỳ quan trọng tại Nhất Tiên Tửu Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Nhất Tiên Tửu nếu bài viết có ích !
Like Nhất Tiên Tửu trên Facebook để ủng hộ mình nhé

Copyright 2019 © Shop Nhất Tiên Tửu :: Thế Giới Rượu Ngâm