nav-menu
logo nhat tien tuu
benh-a-z
Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Chiều dài xương đùi thai nhi

Chiều dài xương đùi thai nhi

Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết:
5/5 - (13 bình chọn)
5/5 - (13 bình chọn)

Các chị em mang thai lần đầu hầu như chỉ chú ý đến chiều cao và cân nặng của thai nhi mà thường bỏ qua một chỉ số vô cùng quan trọng, đó là chiều dài xương đùi thai nhi. Đây là một trong số liệu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển của thai nhi và tầm soát các dị tật bẩm sinh. Vậy chiều dài xương đùi thai nhi là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin quan trọng về chỉ số này.

Chiều dài xương đùi thai nhi là gì?

Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi hay còn gọi là chỉ số Femur Length (FL) là một trong những chỉ số quan trọng giúp các mẹ bầu nắm rõ được tình hình phát triển của thai nhi. Từ đó, chủ động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình để cải thiện chiều cao cho con ngay từ ở trong bụng mẹ.

Chiều dài xương đùi thai nhi

Chiều dài xương đùi thai nhi được đo từ mông đến đầu gối của thai nhi. Thai nhi sẽ liên tục tăng trưởng trong quá trình mang thai nên chỉ số này cũng có những sự thay đổi theo các tuần. Bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành đo được chiều dài xương đùi kể từ khi tuần thai thứ 14.

Chiều dài xương đùi thai nhi ngắn hơn tiêu chuẩn có sao không ?

Nếu kết quả siêu âm cho thấy xương đùi thai nhi ngắn, thì điều này có thể ảnh hưởng đến chiều cao sau này của bé yêu. Ngoài ra, đây là dấu hiệu cảnh báo thai nhi có nguy cơ cao bị rối loạn nhiễm sắc thể. Cụ thể như sau:

  • Chứng người lùn

Thai nhi có chiều dài xương đùi của thai nhi ngắn hơn mức cho phép có thể có nguy cơ cao bị mắc chứng người lùn. Điều này có thể khiến bé yêu có kích thước thấp bé hơn so với mức bình thường.

Chứng bệnh này có liên quan đến đều có sự liên quan đến sự bất thường trong việc phát triển của xương sụn và xương đùi, dẫn đến khung xương không cần đối.

  • Bánh nhau bị thiếu chất dinh dưỡng

Như chúng ta đã biết, nhau thai đảm nhiệm vai trò cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng. Chính vì vậy, chiều xương đùi thai nhi ngắn thường có sự liên quan đến nhau thai ít chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, tình trạng thiếu chất dinh dưỡng có thể làm gia tăng nguy cơ thai nhi bị thấp còi, chiều cao, cân nặng kém phát triển, trẻ sinh ra ít nhanh nhẹn và kém thông minh.

  • Các bất thường về nhiễm sắc thể

Chiều dài xương đùi ngắn hơn mức cho phép có thể là dấu hiệu cảnh báo các hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể, điển hình như: Hội chứng Down, hội chứng Patau hoặc hội chứng Edward.

Tuy nhiên, đây chỉ là tiêu chí đánh giá nguy cơ thai nhi mắc hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể. Để kết luận chắc chắn xem thai nhi có bị rối loạn nhiễm sắc thể hay không, thì các bác sĩ sẽ còn phải tiến hành đo độ mờ da gáy, kiểm tra tiền sử bệnh lý của cha mẹ…

4 yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi thai nhi

Chiều dài xương đùi thai nhi do 4 yếu tố sau quy định:

  • Đặc điểm di truyền học

Yếu tố di truyền ảnh hưởng rất lớn đến chiều dài xương đùi thai nhi. Điều này có nghĩa là nếu bố mẹ có vóc dáng thấp bé, thì thai nhi cũng sẽ sở hữu chiều cao “khiêm tốn”. Đặc điểm di truyền là yếu tố mà chúng ta không thể can thiệp vào được.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng vì ngoài yếu tố di truyền, chế độ ăn uống hàng ngày cũng giúp cải thiện chiều cao của bé yêu ngay từ trong bụng mẹ. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất, thể lực và tầm vóc của thai nhi.

Do đó, nếu cha mẹ không sở hữu chiều cao đúng “chuẩn”, thì có thể tập trung vào việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học đi kèm với chế độ tập luyện đều đặn cho trẻ. Điều này sẽ giúp cho thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.

  • Chế độ ăn uống của người mẹ trong quá trình mang thai

Như các mẹ đã biết, trong khoảng thời gian này, thai nhi phát triển là nhờ chất dinh dưỡng và oxy từ cơ thể mẹ truyền sang. Do đó, chế độ ăn uống cho sản phụ đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển thể lực và tầm vóc của thai nhi trong tương lai.

Để cải thiện chiều dài xương đùi thai nhi, sản phụ cần bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết như vitamin D, vitamin A, canxi, protein, sắt, axit folic, DHA… thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Ngoài ra, bà bầu nên tránh ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá mập, cá kiếm, cá thu,… Bởi những loại cá này có thể gây tổn thương não bộ, dẫn đến chiều dài xương đùi thai nhi bị ngắn và thai nhi chậm phát triển.

  • Môi trường sống bị ô nhiễm

Các nghiên cứu khoa học cho thấy nếu người mẹ sống ở trong môi trường ô nhiễm, khói bụi sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Nhóm mẹ bầu sống trong môi trường bị ô nhiễm, độc hại thường sẽ sinh con thấp còi, chậm phát triển.

Ngược lại, các trường hợp mẹ bầu được ở trong môi trường không khí trong lành, sạch sẽ,  thai nhi thường sẽ có chiều cao và cân nặng đạt tiêu chuẩn. Điều này đã cho thấy môi trường sống có những tác động không nhỏ đến sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là chiều cao của thai nhi.

Do đó, sản phụ nên chú ý đến vệ sinh sạch sẽ môi trường sinh hoạt và không nên tiếp xúc với môi trường độc hại, hóa chất, hút thuốc lá thụ động. Bạn nên đóng kín cửa sổ và cửa ra vào trong giờ cao điểm để hạn chế sự xâm nhập của bụi bẩn, thường xuyên rửa tay sạch sẽ và chú ý đeo khẩu trang chống bụi khi đi ra ngoài.

  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như thức khuya, uống nhiều nước ngọt có gas, lạm dụng các chất kích thích như cà phê, bia rượu hoặc hút thuốc,… cũng làm hạn chế sự phát triển chiều cao của thai nhi. Do đó, bà bầu nên chú ý loại bỏ các thói quen xấu kể trên để bé cưng có thể phát triển toàn diện.

Như vậy, chiều dài xương đùi thai nhi ngắn không hẳn do bất thường về cấu trúc xương mà có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Các gia đình cũng không nên quá lo lắng bởi chiều cao của bé cưng vẫn có thể cải thiện nếu tuân theo một chế độ ăn uống khoa học cũng như có chế độ tập luyện đều đặn.

 Bà bầu nên đi đo chiều dài của xương đùi thai nhi ở đâu tại Hà Nội?

Nếu các chị em băn khoăn không biết địa chỉ nào thực hiện đo chiều dài của xương đùi thai nhi uy tín và có chất lượng tại Hà Nội, thì phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi có thể là một điểm đến lý tưởng với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi và dày dặn kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ, cùng với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị máy móc y tế hiện đại, tiên tiến, được nhập khẩu nguyên chiếc từ các quốc gia phát triển bậc nhất trên thế giới.

Mong rằng qua bài viết trên đây, các mẹ bầu có thể bổ sung thêm các thông tin quan trọng về chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi. Từ đó, có thể xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh ra được một “thiên thần” đáng yêu và thông minh nhé!

Các bài viết của Nhất Tiên Tửu chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tìm kiếm có liên quan

  • Cân nặng thai nhi
  • Chiều dài xương mũi thai nhi
  • Thai nhi chân ngắn mẹ nên an gì
  • Bảng chỉ số thai nhi
  • Chiều dài xương mũi thai nhi 32 tuần
  • Cân nặng và chiều dài thai nhi
  • Chiều dài bàn chân thai nhi
  • Chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần

Bạn đang xem Chiều dài xương đùi thai nhi tại Nhất Tiên Tửu Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Nhất Tiên Tửu nếu bài viết có ích !
Like Nhất Tiên Tửu trên Facebook để ủng hộ mình nhé

Copyright 2019 © Shop Nhất Tiên Tửu :: Thế Giới Rượu Ngâm