nav-menu
logo nhat tien tuu
benh-a-z
Trang chủ » Giáo dục » Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết:
5/5 - (11 bình chọn)
5/5 - (11 bình chọn)

Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh diễn ra mạnh mẽ.

Diễn biến:

  • Trước thảm họa của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản (đại hội VII),phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản như Pháp, Italia, Tiệp Khắc, Hi Lạp, Tây Ban Nha…
  • 5/1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong tổng tuyển cử, bảo vệ được nền dân chủ, Pháp thoát khỏi những hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.
  • 2/1936, ở Tây Ban Nha, Mặt trận nhân dân giành thắng lợi trong tổng tuyển cử nhưng các thế lực phát xít do Phrancô cầm đầu đã gây nội chiến, thủ tiêu nền cộng hòa.

Kết quả: Phong trào giành được thắng lợi điển hình ở Pháp, nhưng ở nhiều nơi đã thất bại như Tây Ban Nha.

Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết khó khăn thiếu nguyên nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, chính phủ Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa:

  • Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh xâm lược.
  • Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30.

Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa:

  • Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.
  • Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á.

Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Trong những năm 1933-1939, Hít-le thực hiện các chính sách tối phản động về chính trị, kinh tế, đối ngoại

Chính trị:

  • Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật
  • Thủ tiêu nền cộng hoà Vai-ma, thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hít-le lãnh đạo

Kinh tế:

  • Tổ chức theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự
  • 7.1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế điều hành hoạt động của các ngành kinh tế.

Thoát khỏi khủng hoảng, phát triển nhanh chóng. 1938 Công nghiệp Đức đã vượt qua các nước Châu Âu

Đối ngoại

  • 10.1933, Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động
  • 1935, Ra lệnh tổng động viên quân dịch, biến nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ
  • Kí với Nhật Bản: “ Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản” Hình thành khối phát xít Đức – Ý – Nhật Bản

→ Nhằm tiến tới phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới

Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

* Nội dung chính sách mới:

  • Nhà nước tích cực can thiệp vào đời sống kinh tế
  • Chính phủ thực hiện các biện pháp để giải quyết thất nghiệp
  • Thông qua các đạo luật để phục hồi kinh tế: Đạo luật ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp

Ý nghĩa:

  • Giải quyết nạn thất nghiệp, xoa diệu mâu thuẫn xã hội
  • Nền kinh tế được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng
  • Tăng thu nhập quốc dân
  • Chế độ dân chủ tư sản vẫn được duy trì

* Chính sách đối ngoại

  • Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện” với các nước Mĩ Latinh Củng cố vai trò của Mĩ ở Mĩ Latinh, cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh (chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng và trao trả độc lập, nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ)
  • Thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (11.1933) (Trên thực tế, chính quyền Ru-dơ-ven vẫn không từ bỏ lập trường chống cộng sản)

Tìm kiếm có liên quan nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

  • Giáo án Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh the giới
  • giáo án nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 — 1939)
  • Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  • Bài giảng Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh the giới
  • Nhật Bản trong 2 cuộc chiến tranh the giới

Bạn đang xem Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) tại Nhất Tiên Tửu Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Nhất Tiên Tửu nếu bài viết có ích !
Like Nhất Tiên Tửu trên Facebook để ủng hộ mình nhé

Copyright 2019 © Shop Nhất Tiên Tửu :: Thế Giới Rượu Ngâm